- Trước những thảo luận xoay quanh đề thi tuyển sinh, ngày 18/4, Trường ĐH FPT đã gửi phản hồi với mục đích làm rõ quan điểm của mình. Dưới đây là nội dung phản hồi.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Đưa chuyện trinh tiết vào đề thi thì sao?
Đưa chuyện trinh tiết vào đề thi đại học
Giáo viên ngạc nhiên với đề thi lạ
'Đề thi lạ' đã xuất hiện hơn 30 năm
Độc giả phản hồi đề thi lạ
Một đề thi lạ
Khi tổ chức kỳ thi sơ tuyển riêng là nhằm đánh giá khả năng tư duy toán, tư duy logic, tư duy ngôn ngữ của thí sinh, một trong những tố chất quan trọng để theo đuổi các ngành học tại Đại học FPT.
Đối với khối ngành CNTT, đề thi có hai phần: Phần 1 là các câu hỏi về tư duy toán và tư duy logic theo dạng trắc nghiệm trong thời gian 120 phút. Phần thi thứ hai là viết luận bằng tiếng Việt trong thời gian 60 phút cũng với cùng một mục đích là để kiểm tra tư duy của thí sinh. Điều này sẽ thể hiện ở cách thí sinh trình bày quan điểm, lập luận vấn đề, đưa ra các ví dụ chứng minh… có logic, mạch lạc, khúc triết và thuyết phục hay không.
Với mục tiêu này, việc thí sinh lựa chọn quan điểm nào không quyết định tới điểm số, mà quan trọng là thí sinh biết cách phân tích, lập luận đưa ra những ví dụ xác đáng để bảo vệ quan điểm của mình, biết cách tổ chức tư duy và diễn đạt một cách rõ ràng, có logic.
Một bài luận được điểm cao là bài: Đưa ra được quan điểm cá nhân của mình một cách rõ ràng, khúc triết. Quan điểm này có thể đồng ý, không đồng ý hoặc có ý kiến khác đối với đề tài mà đề bài đưa ra. Tổ chức các lý lẽ có logic và sức thuyết phục để bảo vệ cho quan điểm của mình. Sử dụng các ví dụ minh họa phù hợp để làm rõ hơn và tăng tính thuyết phục cho các lý lẽ trên. Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. Các ý tưởng và cách thể hiện sáng tạo có thể có thêm điểm thưởng.
Dạng đề không có đáp án “Đúng – Sai”
Dạng đề luận này đến nay đã trở nên rất phổ biến trên thế giới. Nhiều trường đại học sử dụng đề thi dạng này để kiểm tra đầu vào của thí sinh.
Khi đưa môn luận vào đề thi sơ tuyển của trường, Trường ĐH FPT đã lựa chọn dạng đề không có đáp án Đúng – Sai. Đó thường là những quan điểm mang tính nhiều chiều, thí sinh tự do lựa chọn quan điểm của mình và lập luận thuyết phục cho quan điểm mà mình lực chọn. Như vậy, các em sẽ không bị đưa vào một lối mòn tư duy, sa đà vào việc trình bày những lý thuyết giáo điều, sáo rỗng, thiếu cảm xúc, mà sẽ có cơ hội để cởi mở trình bày tâm tư, suy nghĩ của mình, dễ dàng phản biện, lập luận và thể hiện chính kiến của bản thân.
Những vấn đề nêu ra trong các đề luận thông thường là các vấn đề trong cuộc sống thực tế mà với tư cách một công dân, sớm hay muộn các em cũng nên đối mặt, suy nghĩ một cách nghiêm túc để ứng xử phù hợp.
Điều này cũng phù hợp với quan điểm giáo dục mà Trường ĐH FPT theo đuổi: tôn trọng tự do phát triển cá nhân. Dẹp bỏ đi những định kiến khuôn mẫu thế nào mới là một sinh viên chuẩn mực. Mỗi cá nhân sinh viên tại Trường ĐH FPT sẽ là một thực thể được tôn trọng, được tạo điều kiện tối đa để phát huy được những lợi thế của bản thân. Sinh viên cũng sẽ được trang bị cách thức để thích nghi được với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, của khoa học công nghệ.
Học sinh Hà Nội hào hứng với đề thi lạ “Không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn đều thích cách ra đề văn của Trường ĐH FPT bởi nó gần gũi, thiết thực với giới trẻ và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của chúng em sau này. Nhưng để đưa ra quan điểm của mình một cách thuyết phục thì hơi khó…” – Hà Phương (Trường THPT Nguyễn Tất Thành) chia sẻ. Đọc xong đề thi trên, nhóm nữ sinh lớp 12 (trường THPT Chu Văn An) hào hứng: “Chúng em thích đề thi này! Nó rất hay đấy chứ? Đi thẳng vào vấn đề “nóng”, được nhiều người quan tâm. Đề văn này hữu ích cho chúng em khi nhận thức và hành động trong cuộc sống hiện tại, sau này. Trong quá trình nêu ra quan điểm của mình, mỗi người đã thể hiện tư tưởng, cách sống ở đó rồi!” – Thanh Hà – một thành viên trong nhóm cho biết. Tại lớp 12 A2 (THPT Văn Lang, Hà Nội) có tới 25/30 em cho rằng vấn đề mà đề thi đưa ra hoàn toàn phù hợp với hiện thực xã hội. Theo các em, trước thực trạng “yêu thoáng, sống thử” có xu hướng ngày càng gia tăng trong giới trẻ, cần phải đối diện với thực tế để nhìn nhận, giáo dục đúng hướng chứ không phải che đậy, lấp liếm khi mọi thông tin, hình ảnh nhạy cảm trên internet, mạng xã hội nhan nhản, chẳng ai quản, cũng chẳng ai cấm được các em “vượt rào” để tiếp cận. HS Nguyễn Minh Cường (THPT Văn Lang) nhận xét: “Nếu làm đề thi này, quan điểm của em là vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân đang diễn ra khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Chữ “trinh” thời hiện đại không khắt khe như thời phong kiến nữa mà giá trị của người phụ nữ thể hiện ở tính cách, phẩm chất. Đề này không có gì phải xấu hổ, hay đỏ mặt cả”. Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, nước ta có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (từ 15-19 tuổi) cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Tính trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, nhiều em đã nạo hút thai nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu của việc nạo phá thai là do tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân... Vì vậy, đông đảo bạn trẻ cho rằng, việc đưa ra vấn đề phù hợp với thực trạng nhức nhối này trong đề văn để học sinh phát triển quan điểm là điều hết sức bình thường.
|
- Nguyễn Xuân Phong (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH FPT)
Những dạng đề thi luận của Trường ĐH FPT Đề thi tuyển sinh tháng 4/2007 Đề thi tuyển sinh tháng 8/2007 Đề thi tuyển sinh tháng 4/2008 “Để có thể thành công đúng với năng lực mà ta có, chúng ta cần phải biết sẵn sàng bỏ qua quan điểm của người khác. Chỉ khi không quan tâm người khác nghĩ gì về mình, chúng ta mới có thể đạt được những mục tiêu quan trọng nhất của cuộc đời”.
Liệu phát biểu trên có đúng không? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc các quan sát của bạn trong cuộc sống. Đề thi tuyển sinh tháng 8/2008
Phàm đã sinh ra ở trên đời, ai cũng muốn mình được hạnh phúc. Nhưng hạnh
phúc cũng là khái niệm thật khó mà nắm bắt được. Có lẽ một triết gia người Anh
đã có lý khi nói rằng: “Việc không đạt được một số điều mà ta mong ước là một
phần tất yếu của hạnh phúc”. Đề thi tuyển sinh tháng 4/2009 Có người cho rằng: “Ngoài giá trị giải trí, tiểu thuyết, truyện cổ tích, thần
thoại, khoa học viễn tưởng… và nói chung những câu chuyện về những nhân vật và
sự kiện không có thật - đều vô bổ. Chúng không mang lại thông tin giá trị nào về
thế giới thực và chẳng giúp gì ta trong sự phát triển cá nhân cũng như việc nhận
biết về thế giới xung quanh” Đề thi tuyển sinh tháng 4/2010
Đề bài: Đề thi tuyển sinh tháng 8/2010 Có người luôn muốn mọi việc trong cuộc sống của mình được kiểm soát theo một kế hoạch nhất định. Họ kiểm tra kỹ dự báo thời tiết trước mỗi chuyến đi xa, họ cân nhắc cẩn thận trước khi mua một món đồ, họ dùng lý trí phân tích tất cả các lợi hại trước mỗi quyết định. Một số người khác lại có quan điểm trái ngược: tại sao chúng ta phải cố gắng kiểm soát những thứ mà về bản chất chúng ta không thể kiểm soát một cách tuyệt đối? Bởi đôi khi mạo hiểm và liều lĩnh lại có thể cho chúng ta nhiều bài học và đem đến những cơ hội bất ngờ.
Đề bài: Đề thi tuyển sinh tháng 4/2011
Một nhà văn nổi tiếng đã viết: “Đừng bao giờ nghĩ rằng tình bạn cho ta quyền
được nói những điều khó nghe. Tình bạn càng trở nên thân thiết lại càng cần phải
lịch sự, xã giao. Đừng bao giờ nói với người bạn thân về những khuyết điểm của
cậu ấy. Việc đó chỉ dành cho những người coi nhau là kẻ thù”. Đề thi tuyển sinh tháng 8/2011 (Nguồn: Trường ĐH FPT) |