- “Mặc dù khá sốc với giá trông xe cắt cổ, bạn của chị Hoài vẫn bấm bụng trả. Tuy nhiên đi được mấy bước, bà gửi xe buông một câu làm hai người dở khóc dở cười: “Gớm, đi với chân dài mà mấy chục gửi xe cũng tiếc”.
>>Cấm trông xe, dân gửi ở đâu?
>>Hà Nội: Cấm trông giữ xe trên gần 300 tuyến phố
Giá gửi xe và chân dài
Nhằm đảm bảo trật tự và tránh ùn tắc giao thông, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Giao thông Vận tải thành phố cấm trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô trên vỉa hè, lòng đường ở 262 tuyến phố tại 9 quận nội thành.
Trước quyết định này của UBND TP không ít người dân hoài nghi "sẽ gửi xe ở đâu?" nhưng cũng nhiều người dân đồng tình bởi họ đã quá khiếp sợ trước những tình huống bị “chặt chém” phí gửi xe.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của chị Hoài (Tây Hồ, Hà Nội) về câu chuyện gửi xe có lẽ là lần đi chơi lễ hội phố hoa tháng 1/2012 vừa rồi. Những tưởng đi lễ hội phố hoa để có được những phút giây vui vẻ chào đón năm mới thế nhưng chị Hoài và người bạn thân đã phải chuốc lấy sự bực mình từ chủ bãi trông xe.
Trên phố Bà Triệu có hàng chục bãi đỗ xe máy trên vỉa
hè. (Ảnh: VietNamNet) |
Với mức giá “cắt cổ” khủng khiếp đến vậy, bạn chị Hoài thắc mắc: “Sao đắt vậy cô?” - “Không gửi thì đi chỗ khác”. Mặc dù khá sốc với mức giá này nhưng bạn chị Hoài vẫn bấm bụng trả. Tuy nhiên đi được mấy bước, bà gửi xe buông một câu làm hai người dở khóc dở cười: “Gớm, đi với chân dài mà mấy chục gửi xe cũng tiếc”.
Dịp giao thừa đón Tết Nguyên đán cũng là “cơ hội vàng” để cánh trông giữ xe kiếm tiền. Hòa than vãn: “Giao thừa năm ngoái mình gửi xe máy ở phố Hàng Gai cũng đã bị “chém đẹp” 50 nghìn rồi. Năm nay rút kinh nghiệm, để xe ở nhà đứa bạn gần đấy rồi chịu khó “cuốc bộ” vậy”.
Trên một diễn đàn, một thành viên ở địa chỉ maihoa…@yahoo.com chia sẻ: “Đêm 30 Tết ở bờ Hồ, các bác trông xe vẫn đều đặn “chặt chém” 50 nghìn/xe. Nhưng mà đợt Tết này không đáng sợ bằng đợt “1000 năm Thăng Long Hà Nội”. Đợt đấy ở bờ Hồ, bố mẹ mình đi bị “chém” 70 nghìn/ xe máy”.
Người dân đã quá quen thuộc với chuyện loạn giá giữ xe, nhất là vào dịp lễ, Tết tại các đình, chùa lớn ở Hà Nội. Dễ kiếm tiền, nhiều bãi xe tự phát mọc lên vô tội vạ quanh các đền chùa mùa lễ hội với giá tiền đáng sợ (trung bình là 20.000 đồng/xe, thậm chí lên tới 30.000đồng/xe). Ngày mồng 7 Tết, theo thông tin của báo Đất Việt, giá gửi ô tô tại phủ Tây Hồ là 50.000 đồng/ô tô, xe máy là 20.000 đồng/xe, tăng 4 – 5 lần so với giá vé quy định. Tại lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), những ngày đầu năm, giá gửi xe máy ở các bãi này dao động từ 20.000 - 40.000 đồng/xe, kèm thêm giữ mũ bảo hiểm từ 2.000 - 5.000 đồng/mũ.
Mặc dù choáng với giá gửi xe nhưng nhiều hành khách vẫn chấp nhận để có sự an tâm khi đi lễ chùa mà không sợ bị mất xe.
“Đẳng cấp” của xe
262 tuyến phố tại 9 quận nội thành bị cấm trông giữ xe gồm: quận Hoàn Kiếm (76 đường phố), Ba Đình (52 đường phố), Hai Bà Trưng (20 đường phố), Đống Đa (35 đường phố), Cầu Giấy (29 đường phố), Thanh Xuân (27 đường phố), Tây Hồ (15 đường phố), Long Biên (2 đường phố), Hoàng Mai (6 đường phố). |
“Mình gửi xe gần Nhà thờ lớn với giá vé là 20 nghìn. Nhưng khi ra lấy xe thì bà trông xe thẳng thừng bảo: “Lấy muộn quá nên giá là 40 nghìn””. Trời khuya, lạnh lại đi với bạn gái, ngại đôi co nên Hoàng cũng đành móc ví ra trả".
Thanh Tâm ở Hoàng Mai, Hà Nội cũng chia sẻ: “Có đợt cùng một bãi gửi xe, ông trông xe lấy của mình những 30 nghìn còn anh đi bên cạnh thì chỉ 20 nghìn. Mình thắc mắc thì ông ấy bảo: “Em đi xe ga mà””.
Việc các bãi trông giữ xe thu phí “khủng” tiền gửi xe vào các
dịp lễ, Tết đã không còn lạ với nhiều người dân Hà Nội. Đáng tiếc tình trạng này
đã diễn ra vài năm nay nhưng dường như người dân đã chấp nhận nó hoặc ngậm ngùi
“sống chung với lũ”.
Trên diễn đàn Webtretho, một thành viên cho rằng: “Hồi trước tôi cũng hay bất
bình về việc này, nghĩ người ta chụp giật này nọ. Nhưng giờ tôi nhìn nhận ở khía
cạnh nhẹ nhàng hơn. Cứ nghĩ là vào ngày lễ Tết hoặc đêm hôm, trong khi mình nghỉ
ngơi vui chơi thì người ta phải phục vụ mình, vậy nên không thể đem cái giá ngày
thường ra để tính được. Nếu không thích để người ta "chặt chém" thì đừng đổ xô
đến những nơi quá đông đúc trong giờ cao điểm…”.
Tuy nhiên, cũng trên diễn đàn này, một thành viên khác đã phản bác lại: “Cũng ngày Tết, mình cùng gia đình đi chơi trong khi họ (những người giữ xe) vẫn phải hứng chịu bụi bặm giữ xe nên họ tăng giá là điều dễ hiểu và thông cảm. Nhưng tăng giá tới 50 nghìn hoặc 70 nghìn như ở Hà Nội thì...hơi quá”. Thậm chí nhiều nam thanh niên biết là giá gửi xe quá vô lý nhưng đi cùng bạn gái nên ngại trả giá. Hoặc với các chị, em thì đầu năm đi chùa là dịp để họ cầu may, cầu bình an nên ngay trước cổng chùa họ cũng ngại cự cãi, to tiếng, đành bấm bụng thêm mấy chục cho…yên chuyện.
Chính tâm lý này của các “thượng đế” đã khiến các chủ bãi trông xe tha hồ hét giá. "Cứ thấy chỗ nào hét giá quá đáng mình kiên quyết dắt xe ra, chịu khó đi xa xa hơn một chút nhưng giá cả vừa phải. Nhiều khách cũng kiên quyết trả giá và lên tiếng từ chối chắc chắn sẽ không phải mua sự bực mình vào thân như những trường hợp trên", chị Hoàng Hà, nhân viên văn phòng, đã bày tỏ thái độ kiên quyết của mình trước vấn nạn này.
Lê Minh