1. Địa danh Pha Luông nằm ở tỉnh nào của Việt Nam?

  • Sơn La
  • Lào Cai
  • Điện Biên
  • Lai Châu
Chính xác

Núi Pha Luông còn gọi là Bờ Lung (tiếng Thái là núi lớn), cao gần 2.000m nằm ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Nơi đây có những đỉnh núi sừng sững thâm u, những ngôi nhà vách gỗ, mái lợp tranh ẩn hiện trong sương mù lưng núi. Địa danh này được Quang Dũng nhắc đến trong tác phẩm nổi tiếng Tây Tiến: 

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

2. Nơi đây nằm gần khu vực biên giới với nước nào?

  • Trung Quốc
  • Lào
  • Campuchia
  • Lào và Trung Quốc
Chính xác

Núi Pha Luông cách Mộc Châu khoảng 30km, nằm giữa biên giới hai nước Việt Nam và Lào. Đây được coi là một trong những điểm du lịch Tây Bắc đẹp, hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Trên đỉnh nóc nhà của Mộc Châu như một thế giới khác biệt với không gian bao la, rộng lớn cùng những dãy núi uốn lượn quyện trong làn sương mây kỳ ảo.

3. Tỉnh này có con sông nào chảy qua?

  • Sông Đà
  • Sông Mã
  • Sông Hồng
  • Sông Đà và sông Mã
Chính xác

Tỉnh Sơn La có 2 hệ thống sông chính là sông Đà và sông Mã cùng 35 con suối lớn, hàng trăm suối nhỏ với nhiều thác ghềnh. Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đoạn chảy qua Sơn La dài 250km. Trên đoạn sông này, Việt Nam đã xây dựng thủy điện Sơn La, là công trình trọng điểm quốc gia. Trong khi đó, sông Mã bắt nguồn từ tỉnh Điện Biên, đoạn chảy qua Sơn La dài 93km, có diện tích lưu vực 3.978km2, mang lại nguồn cung cấp nước lớn cho địa phương.

4. Địa danh Sài Khao trong cầu thơ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” thuộc tỉnh nào?

  • Sơn La
  • Lai Châu
  • Hòa Bình
  • Thanh Hóa
Chính xác

Cách Mường Lát (Thanh Hóa) khoảng 30km, Sài Khao là bản xa xôi, hẻo lánh nhất của xã Mường Lý. Nơi đây có núi non hiểm trở, mây mù quanh năm bao phủ, đường sá đi lại khó khăn nên gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Bao đời nay, đồng bào Mông sinh sống trong bản phải chịu cảnh không điện, không sóng điện thoại. Tới năm 2023, người dân Sài Khao mới đón nhận dòng điện lưới quốc gia về đến bản.

Trong tiếng Thái, Sài Khao có nghĩa là cát trắng. Khi đứng trên đỉnh cao Sài Khao, chúng ta có thể quan sát được dãy Pha Luông kỳ vĩ ẩn hiện trong mây trắng.

5. Đâu là dấu tích của đoàn quân Tây Tiến tại Sài Khao?

  • Lá cờ
  • Bờ kè đá
  • Miếu thờ
  • Cổng sắt
Chính xác

Sài Khao còn lưu giữ nhiều dấu tích của binh đoàn Tây Tiến năm xưa, chẳng hạn những bờ kè vững chãi, bao quanh nhiều ngôi nhà người Mông. Những bức tường đá này bắt đầu dựng lên từ thời những người lính Tây Tiến xuất hiện ở vùng đất này để người dân phòng thú dữ. Ngoài ra, vườn bưởi do người lính Tây Tiến trồng, đến nay còn khoảng ba chục cây nằm rải rác thành từng chòm ở nhà của các hộ dân người Mông.