MERS là gì và như thế nào thì trở nên đáng sợ, khi số người chết và bị lây nhiễm vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) ở Hàn Quốc đang gia tăng. Dưới đây là những thông tin bạn cần phải biết để phòng, chống MERS.

{keywords}

Kể từ khi MERS bùng phát ở Hàn Quốc vào ngày 20/5 vừa qua, dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của 9 người và làm 108 người bị lây nhiễm. Hiện có gần 2.900 người bị cách ly để theo dõi.

1. MERS có đáng sợ như những dịch bệnh khác?

Bạn không cần phải quá lo lắng về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông - MERS. Tiến sĩ Stanley Perlman, một trong các tác giả của công trình nghiên cứu đánh giá toàn diện về MERS, được công bố trên tạp chí Lancet tháng này cho biết: "Cá nhân người dân không nên quá lo lắng”. “Tôi có thể hiểu được những nỗi lo lắng, sợ hãi trước dịch bệnh của họ."

Hàn Quốc đang triển khai tất cả các biện pháp phòng ngừa cơ bản dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) như giữ tay sạch sẽ, che miệng khi ho và tránh tiếp xúc trực tiếp giữa các cá nhân.

Một người bị nhiễm MERS ước tính làm lây nhiễm bệnh sang một người khác thấp hơn so với những dịch bệnh khác. So với số lượng người bị nhiễm Ebola, (trong đó một người bị nhiễm bệnh có khả năng lây truyền bệnh cho hai người khác) hay sởi (một người bị nhiễm có khả năng lây bệnh cho 15 người khác), tỷ lệ lây nhiễm MERS thấp hơn.

2. MERS lây truyền như thế nào?

Nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tờ New England Journal of Medicine về những người bị nhiễm MERS sau khi sống tại nhà ở Ả Rập Xê út, quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi MERS, cho thấy: Trong 280 người sống trong những ngôi nhà có điều kiện tương tự nhau dành cho các bệnh nhân Ả Rập, 4% đã bị nhiễm bệnh.

Nếu bạn chưa từng bị bệnh ở một bệnh viện Hàn Quốc, và cũng chưa từng đi du lịch tới Ả Rập Xê út, bạn thực sự không cần phải hoảng sợ vì MERS.

3. Virus MERS có biến đổi?

Virus MERS có thể biến đổi - trong những virus cùng chủng loại được biết đã trải qua những biến đổi và tái tổ hợp về di truyền. Nhưng hiện tại, không có bằng chứng cho thấy virus MERS bị đột biến gen giữa các trường hợp bị nhiễm bệnh ở Hàn Quốc so với các trường hợp mắc bệnh ở Ả Rập Xê út.

{keywords}

Các hành khách được kiểm tra thân nhiệt tại một sân bay quốc tế Hồng Kông hôm 5/6 nhằm ngăn chặn MERS "du nhập" vào nước này.

4. Tại sao có nhiều trường hợp bị lây nhiễm MERS ở Hàn Quốc?

Hiện tại đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất cần lời giải đáp của các chuyên gia y tế.

Trong tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ thực hiện một cuộc điều tra chung về những gì liên quan đến dịch MERS đang xảy ra ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến, hiện đại giúp dễ dàng phát hiện ra các ca nhiễm MERS, báo cáo lên rất nhiều trường hợp mắc và nghi ngờ nhiễm MERS. Hàn Quốc cũng đang theo dõi chặt chẽ những người bị nghi đã tiếp xúc hoặc có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến MERS.

Triệu chứng của MERS khá chung chung, bao gồm các triệu chứng giống như cảm lạnh, ho, sốt và buồn nôn nên khó phân biệt với các bệnh viêm đường hô hấp khác.

5. Lo ngại số lượng người lây nhiễm MERS sẽ gia tăng?

Những người bị nhiễm MERS có triệu chứng ban đầu khá nhẹ, và ít nhất một trong các trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh mà hoàn toàn không có triệu chứng nào.

Số trường hợp nhiễm MERS tăng lên không có nghĩa là tất cả mọi người nhiễm MERS đều là mắc bệnh nặng. Một số bệnh nhân đã được chữa khỏi và hàng trăm người đã được đưa ra khỏi khu vực cách ly.

6. Dịch MERS đã bắt đầu như thế nào ở Hàn Quốc?

Bệnh nhân MERS đầu tiên ở Hàn Quốc đã đi du lịch đến 4 quốc gia Trung Đông. Sau khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, người đàn ông này đã tới thăm khám tại bốn cơ sở chăm sóc sức khỏe ở quê nhà. Điều này có nghĩa là ông đã tiếp xúc với người thân trong gia đình, số lượng khá lớn các bệnh nhân, người nhà của họ và các nhân viên chăm sóc y tế ở một số cơ sở trước khi được chẩn đoán nhiễm bệnh MERS.

Tiến sĩ Perlman cho biết: "Tôi nghĩ rằng đó là việc xử lý ban đầu khá yếu đối với bệnh nhân nhiễm bệnh đầu tiên”. "Khi một bệnh nhân MERS đến Mỹ hay châu Âu, họ sẽ bị cách ly hoàn toàn nếu có bất cứ một dấu hiệu nào đó xảy ra. Trong trường hợp này, bệnh nhân đã lang thang khắp các bệnh viện và những người thân trong gia đình người bệnh đã không được bảo vệ và đó là lý do tại sao MERS đã trở thành dịch bệnh và trở nên tồi tệ hơn ở Hàn Quốc so với các nước Ả Rập khác".

{keywords}

Khách du lịch đeo khẩu trang để phòng chống MERS khi đến tham quan cung điện Gyeongbok, một trong những địa danh nổi tiếng của Hàn Quốc, tại Seoul, Hàn Quốc.

7. Tại sao các trường hợp nhiễm MERS nghiêm trọng lại xảy ra trong bệnh viện?

Phần lớn các trường hợp nhiễm MERS mới nhất ở Hàn Quốc thuộc hai bệnh viện: Bệnh viện St. Mary, nằm ở phía nam Seoul và Trung tâm Y khoa Samsung, có trụ sở tại quận Gangnam của Seoul.

Tương tự như các phòng cấp cứu ở Hoa Kỳ, các bệnh viện ở Hàn Quốc thường rất đông các bệnh nhân đến thăm khám sức khỏe. Họ đã tiếp xúc với nhau trong khoảng cách rất gần.

Ngoài ra, tại Hàn Quốc, người nhà của bệnh nhân - không phải là y tá, thường ở cạnh giường ngủ của bệnh nhân, chăm sóc họ. Điều này cũng làm tăng thêm nguy cơ bị lây nhiễm MERS.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên dịch MERS xảy ra nghiêm trọng ở bệnh viện.

Ả Rập Xê út đã báo cáo về dịch MERS xảy ra năm 2013, làm lây nhiễm 23 bệnh nhân trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt. Tại ổ dịch này đã có 15 người chết.

8. MERS gây chết người như thế nào?

Cũng giống như nhiều bệnh truyền nhiễm do virus, MERS gây tử vong đối với những người đã bị bệnh nặng. Trong số những người đã chết ở Hàn Quốc sau khi được chẩn đoán mắc MERS, các bệnh nhân đã chết do có tiền sử mắc các bệnh từ trước, bao gồm cả ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh tim mãn tính.

Tiến sĩ Perlman nói: "Có rất nhiều bệnh khiến cho cơ thể người dễ bị nhiễm trùng hơn. Cụ thể là bệnh hen suyễn, bệnh khí phế thũng, bệnh phổi…".

Tỷ lệ tử vong do MERS trên toàn cầu chiếm khoảng 30 đến 40%. Nhưng tỷ lệ tử vong trong dịch bệnh MERS xảy ra nghiêm trọng ở Hàn Quốc hiện vẫn được khống chế dưới 10%.

Perlman cho biết, ông tin là tỷ lệ tử vong do MERS có thể thấp hơn vì cơ quan y tế Hàn Quốc đang thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để khống chế dịch, trong đó có việc tìm kiếm và cách ly các trường hợp nghi ngờ nhiễm MERS đã bị bỏ qua trong đợt kiểm tra trước.

9. Trẻ em phải nghỉ học ở nhà?

Điều này không phải là tất cả. Trong số gần 100 trường hợp nhiễm MERS tại Hàn Quốc, chỉ có một trường hợp nhiễm MERS là thiếu niên. Điều này không có nghĩa là trẻ em không bị lây nhiễm bệnh - nhưng nhìn thẳng vào thực tế thì đại đa số các bệnh nhân MERS là người lớn tuổi.

Perlman nói rằng, ông nghĩ rằng việc đóng cửa các trường học không phải là lý tưởng vì virus này không dễ lây lan.

{keywords}

Các học sinh ở Hàn Quốc đeo khẩu trang phòng chống MERS trong một lớp học đặc biệt ở một trường tiểu học tại Seoul, Hàn Quốc hôm 3/6.

10. MERS đã từng "đe dọa" Mỹ?

MERS đã bất ngờ xuất hiện tại Mỹ vào năm 2014 - khoảng thời gian khá lâu trước khi có các trường hợp nhiễm MERS ở Hàn Quốc.

Cả 2 trường hợp nhiễm MERS ở Hoa Kỳ đều là nhân viên y tế làm việc tại Ả Rập Xê út và đã đến bang Indiana và Florida.

Tổ chức Y tế Thế giới không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào về việc người dân cần hạn chế đi du lịch hay trao đổi thương mại trước dịch bệnh này.

Hồng Kông đã từng vật lộn với đại dịch SARS hơn 10 năm trước đây, đã ban hành cảnh báo đỏ, cảnh báo du khách tránh việc đi lại không cần thiết đến Hàn Quốc.

11. MERS và SARS có liên quan đến nhau?

MERS cũng nằm trong một "gia đình" của các virus như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, không giống như SARS, đã làm 8.000 người bị nhiễm vào năm 2003 và làm 773 người chết trên toàn thế giới, MERS không dễ dàng lây lan từ người sang người.

Dịch SARS cuối cùng được khống chế vì ngành y tế đã cách ly những người bị phơi nhiễm và chứa các nguy cơ bị nhiễm trùng.

12. Lo ngại về MERS?

Thực tế là các nhà khoa học không biết nhiều về MERS. Đó là một hội chứng bệnh tương đối mới và hiện không có thuốc chủng ngừa hoặc chữa bệnh. Và các cơ chế lây truyền chính xác của MERS vẫn chưa được biết đến.

(Nguồn: CNN/Báo Gia đình & Xã hội)