Trình độ quản trị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đa phần còn thấp (các doanh nghiệp cơ khí nội địa Việt Nam sau hơn 20 năm phát triển vẫn không có nhiều doanh nghiệp đạt trình độ quản trị sản xuất kinh doanh tiệm cận thời kỳ CMCN lần thứ 3 và ở rất xa thời kỳ CMCN lần thứ 4).
Các doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm chưa căn cứ theo thị trường lâu dài mà phần lớn chỉ sản xuất theo các hợp đồng nhỏ lẻ; lựa chọn phương án đầu tư sản xuất khép kín, thiếu sự hợp tác liên kết và đổi mới trang bị công nghệ có năng suất, độ chính xác cao, tiêu hao năng lượng thấp... nên giá thành và chất lượng sản phẩm của cơ khí Việt Nam khó cạnh tranh.
Điểm nghẽn từ năng lực của doanh nghiệp hạn chế sự phát triển cơ khí Việt Nam |
Việc đầu tư đổi mới công nghệ trùng lặp, phân tán, gây lãng phí lớn và hiệu quả sản xuất kinh doanh kém.
Trước hoàn cảnh rất khó khăn trong nhiều năm qua nhưng Việt Nam đã có một số doanh nghiệp cơ khí nội địa thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân, cổ phần, cơ khí quốc phòng đã trưởng thành vượt bậc cả cơ sở vật chất, đội ngũ như một số doanh nghiệp đóng tàu biển, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, máy nông nghiệp, sản xuất, lắp ráp ô tô, chế tạo biến thế điện, chế tạo phụ tùng, linh kiện, nghiên cứu khoa học công nghệ hiện là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
Đây là những phân ngành sản xuất mà trong thời gian tới Việt Nam vẫn có thị trường nội địa rất lớn, do đó Chính phủ cần tiếp tục khuyến khích phát triển.
Khánh Vy