{keywords}
 


Báo Trung Quốc Shanghaiist đăng tin, mỳ ăn liền đã từ lâu là bữa phụ được ưa chuộng của nhiều sinh viên, lao động nhập cư và khách đi tàu khắp Trung Quốc. Kỳ lạ là, mỳ ăn liền có thể là yếu tố then chốt để nắm bắt hướng đi của nền kinh tế quốc gia đông dân hàng đầu thế giới.

Hiện, doanh số bán mỳ ăn liền của Trung Quốc đang tăng vọt sau một thời gian trồi sụt trong các năm vừa qua. Từ 2000 tới 2011, số lượng mỳ ăn liền bán ra tăng từ 17,8 tỷ gói lên 42,5 tỷ gói.

Tuy nhiên, từ năm 2013 tới 2016, số lượng mỳ ăn liền bán ra đã sụt giảm từ 46,2 tỷ gói xuống còn 38,5 tỷ gói. Sự sụt giảm này được cho là tốt với kinh tế Trung Quốc và bắt nguồn từ việc các ứng dụng giao hàng tại các thành phố lớn nở rộ, giúp khách hàng có thể đặt mua thức ăn giá rẻ tới tận cửa nhà. Ngoài ra, điều đó cũng có nghĩa là người tiêu dùng nhìn chung có thu nhập cao hơn, cho phép họ mua thực phẩm chất lượng hơn.

Tuy nhiên, sau 5 năm tụt dốc, lượng mỳ ăn liền bán ra lại tăng lên, với doanh thu của ngành này tăng 7% trong nửa đầu năm nay, theo truyền thông Trung Quốc.

Tín hiệu trên khiến nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng đó có thể là điềm báo cho thấy kinh tế sẽ suy thoái.

Hoài Linh