"Hãy khai thác cơ hội từ hội nghị Thượng đỉnh APEC để tiếp thị hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn về đầu tư, du lịch". Đó là lời khuyên của Giáo sư John Quelch, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard, một chuyên gia hàng đầu thế giới về marketing.
Trong dịp trở lại Việt Nam mới đây, Giáo sư John Quelch đã có những chia sẻ sâu sắc về chủ đề: Làm thế nào để Việt Nam "đến sau nhưng không thành kẻ chậm chân" trong hội nhập kinh tế toàn cầu.
Trong nhãn quan của một vị Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard, Việt Nam nên tập trung nguồn lực đầu tư và phát triển.
Chủ tịch nước tham dự Hội nghị APEC 2016 |
Ông chia sẻ, trong cảm nhận của tôi, năm nay Việt Nam nhộn nhịp và tràn đầy sinh lực hơn nhiều so với lần trước tôi đến thăm vào năm ngoái. Việt Nam sắp gia nhập WTO, và đang chuẩn bị đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), một hội nghị quốc tế rất quan trọng vào tháng 11 tới. Và đặc biết, tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam đạt 8%, nền kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Tóm lại, Việt Nam ngày càng nhộn nhịp, tràn đầy sinh lực, sáng tạo và ngày càng nhiều doanh nghiệp. Và tất cả đều tuyệt vời cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Trả lời cho câu hỏi quan trọng, Việt Nam nên tận dụng cơ hội APEC như thế nào? Ông gợi ý như sau: Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này để tiếp thị hình ảnh đất nước.
Có hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất là thu hút các nhà đầu tư. Điều đó cho thấy, giới đầu tư nước ngoài rất tin tưởng vào tương lai của thị trường Việt Nam.
Hội nghị APEC là dịp thế giới hướng chú ý vào Việt Nam và trao cho Việt Nam cơ hội để thể hiện tiềm năng kinh tế to lớn của mình. Như vậy, hội nghị APEC sẽ tạo đà tăng tốc cho dòng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam.
Về khía cạnh khách du lịch, tôi nghĩ rằng thách thức lớn nhất đó là Việt Nam vẫn chưa được coi là điểm đến chính thống và chưa nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của khách du lịch quốc tế. Ví dụ điển hình là rất nhiều người đi du lịch ở Thái Lan, nước có ngành du lịch rất phát triển. Và theo tôi nghĩ, những người đi du lịch Thái Lan rồi họ muốn có chuyến thăm thứ hai, thứ ba nữa tới Đông Nam Á. Tất cả họ đều rất ấn tượng với danh lam thắng cảnh, di tích, kỳ quan và bãi biển ở Việt Nam.
Bàn về chiến lược chung của tổ chức rộng lớn này, GS đến từ Harvard cho rằng, điều quan trọng nhất là các nước thành viên APEC cần đi đến thống nhất giảm hàng rào thuế quan, và tăng cường hợp tác đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Thế giới ngày càng công nhận rằng, châu Á là cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho toàn cầu. Chắc chắn không còn lâu nữa, Tây Âu và thậm chí cả Mỹ sẽ không gánh nổi trọng trách nặng nề như hiện nay đối với nền kinh tế thế giới.
Điều cốt yếu là các nhà lãnh đạo châu Á nhận ra rằng họ không những có trách nhiệm với đất nước họ, với khu vực, mà quan trọng hơn cả họ phải nhận ra trách nhiệm dẫn đầu kinh tế thế giới với tư cách là cỗ máy vận hành nền kinh tế.
Bàn kỹ về kinh tế thế giới, GS. John Quelch nhận định, vấn đề chính hiện nay mà giới kinh doanh thế giới đang phải đối mặt không phức tạp lắm. Tất cả các nhà lãnh đạo kinh doanh tôi nói chuyện đều không tỏ ra quá lo lắng về vốn tài chính để tăng cường mở rộng đầu tư. Thế giới đang có nhiều tiền và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư. Như vậy, vốn tư bản không phải là vấn đề.
Hạn chế lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế ở mọi nơi là nguồn nhân lực, những người tài năng và có trình độ, đặc biệt là những nhà lãnh đạo, những giám đốc điều hành có năng lực để tiếp sức và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Và điều đó đặc biệt thách thức Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có trình độ giáo dục rất tốt, thu nhập bình quân đầu người hàng năm vẫn chưa đủ để biến Việt Nam trở thành một nước có vai trò mạnh trong nền kinh tế, nơi lợi nhuận chủ yếu dựa vào bí quyết sản xuất trên cơ sở chi phí lao động thấp.
Do đó, giáo dục cần được ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam nếu các bạn muốn có sức cạnh tranh hơn, muốn năng suất hơn, và thành công hơn trên trường quốc tế.
Bích Thủy