XEM VIDEO:

VietNamNet tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến sáng nay giữa Đại sứ Daniel Kritenbrink và độc giả nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ.

{keywords}
Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink và Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn tại trường quay báo VietNamNet



08/07/2020 | 11:31

10h55

Tôi thấy tiếng Việt rất mượt mà

Độc giả Trần Tuấn: Tôi rất ấn tượng với khả năng nói tiếng Việt của Đại sứ. Điều khó nhất với Đại sứ khi học tiếng Việt là gì?

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Tôi chia sẻ thật, tiếng Việt của tôi rất tệ. Tôi mong tiếng Việt của tôi sẽ khá hơn. Khi làm việc ở Việt Nam, tôi có ít thời gian học tiếng Việt và đó là một thách thức.

{keywords}
'Đối với tôi, phần khó nhất của tiếng Việt là phát âm'

Dù học ít nhưng tôi thấy đây là ngôn ngữ đẹp. Tôi không rõ các bạn cảm giác ra sao khi nghe tiếng Anh, nhưng tôi nghe tiếng Việt thấy rất mượt mà và dễ chịu. Đối với các ngôn ngữ, bao giờ cũng có các yếu tố lịch sử làm phong phú ngôn ngữ đó. Đối với tôi, phần khó nhất của tiếng Việt là phát âm. Các nhân viên người Việt trong Đại sứ quán đã hướng dẫn cho tôi vài câu tiếng Việt nhưng tôi vẫn chưa phát âm đúng. Khi đi ra ngoài, tôi cũng cố gắng nói vài câu tiếng Việt nhưng mọi người không hiểu.

Trong thời gian làm ngoại giao, tôi có thời gian dài sống ở Nhật (8 năm) và Trung Quốc (10 năm) nên tiếng Nhật và tiếng Trung của tôi khá ổn. Tôi hy vọng qua thời gian, khi sống lâu ở Việt Nam, tiếng Việt của tôi sẽ tốt lên.

Tôi cũng ấn tượng với khả năng tiếng Anh của nhiều người Việt, đặc biệt là khi tiếp xúc với các bạn trẻ. Qua trao đổi, tôi ngạc nhiên khi thấy các bạn đều nói rằng các bạn chỉ học tiếng Anh tại Việt Nam. Tôi rất ấn tượng và hy vọng các bạn sẽ chia sẻ kỹ năng học ngoại ngữ để giúp tôi học tiếng Việt. 

Thưa quý vị, quan hệ Việt-Mỹ 25 năm qua là một câu chuyện với đầy đủ các cung bậc thăng trầm, từ chiến tranh, thù địch, cấm vận, đến hoà giải, tin cậy và phát triển vượt trên kỳ vọng. 

Buổi giao lưu trực tuyến với ngài Đại sứ Mỹ hôm nay phần nào giúp độc giả hiểu rõ hơn về chiều rộng, chiều sâu và triển vọng cho quan hệ Việt - Mỹ những năm tiếp theo. Xin cảm ơn ngài Đại sứ đã tham gia chương trình.

Kính chào quý vị và hẹn gặp lại!

Thu gọn
08/07/2020 | 11:19

10h45

Độc giả Nguyễn Minh Đức: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước. Mỹ liệu có phải là người bạn tốt nhất của Việt Nam? Cộng đồng quốc tế nên làm gì để bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông? Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, vì sao đến thời điểm này, Mỹ vẫn chưa là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam?

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Chúng ta đang là những người bạn tốt nhất. Sau tất cả những gì đạt được 25 năm qua, chúng ta sẽ tiếp tục đạt được thêm nhiều thành tựu trong 25 năm tới. Không có giới hạn nào trong mối quan hệ giữa hai bên.

Đây là một câu hỏi hay, an ninh hàng hải đóng vai trò an ninh quan trọng đối với từng quốc gia và toàn bộ khu vực. Quan trọng là chúng ta cần đảm bảo tôn trọng và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế và các quốc gia đều tôn trong lợi ích của nhau. Chúng tôi phản đối các quốc gia sử dụng vũ lực để bắt nạt các nước khác và thúc đẩy các lợi ích riêng mình. Chúng tôi cũng phản đối các nước can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí lâu đời truyền thống của các nước khác.

{keywords}
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Khi tất cả các nước cùng hợp tác thì sẽ giúp ích cho chính mình, cho toàn khu vực và tránh xung đột

Chúng tôi muốn giải thích về chiến lược của Mỹ ở Biển Đông. Trọng tâm thứ nhất là ngoại giao. Mỹ sẽ hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực để giải quyết các tranh chấp quốc tế, để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Trụ cột thứ 2 là chúng tôi sẽ hỗ trợ các quốc gia trong khu vực tăng cường năng lực giám sát và bảo đảm quyền lợi của mình.

Khi tất cả các nước cùng hợp tác thì sẽ giúp ích cho chính mình, cho toàn khu vực và tránh xung đột.  

Trụ cột thứ 3 là tiếp tục phát triển các năng lực và quyền của chúng tôi trong khu vực. Đó là lí do các bạn thấy sự hiện của Hải quân Mỹ trong khu vực. Các hoạt động này thể hiện chúng tôi vẫn giữ nguyên các cam kết trong khu vực. Chúng tôi ủng hộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, an ninh và ổn định. Chúng tôi sẽ tiếp tục di chuyển đến bất kỳ nơi nào, bằng cả đường biển và đường không mà luật pháp quốc tế cho phép.

Thu gọn
08/07/2020 | 10:59

10h40

Độc giả Phạm Xuân Quý: Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ?

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Chúng tôi cho rằng Việt Nam có vai trò trung tâm trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ. Tôi cũng muốn nhắc lại hồi tháng 11/2017, trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam, Tổng thống Donald Trump đã có phát biểu tại Đà Nẵng về tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng tôi hết sức quan tâm đến một Việt Nam độc lập, mạnh mẽ. Không chỉ Việt Nam mà cả toàn bộ 10 nước ASEAN. 

Mở rộng ra trong khu vực chúng tôi còn có các đối tác khác như Australia, Hàn Quốc… Chúng tôi tin rằng cùng làm việc với nhau, chúng ta sẽ cùng thúc đẩy các lợi ích chung, đảm bảo tuân thủ luật pháp quốc tế.

Thu gọn
08/07/2020 | 10:55

10h31

Độc giả Võ Huy Thái: Xin Đại sứ cho biết muốn đi du học ở Mỹ thì xin visa thế nào?

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Đây là một câu hỏi hay. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động về thị thực. Mỹ tạm ngừng cấp visa trong một thời gian nhất định. Mỹ đã nối lại các hoạt động cấp thị thực. Hiện Mỹ cấp thị thực qua đường thư tín và đã cấp trở lại một số visa nhất định.

{keywords}
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Hiện Mỹ cấp thị thực qua đường thư tín và đã cấp trở lại một số visa nhất định

Song, dịch Covid-19 đã mang lại nhiều thách thức cho chúng ta.

Chúng ta đều thấy tầm quan trọng của các hoạt động giao lưu và trao đổi giáo dục. Tôi tin trong vài tuần tới, Mỹ sẽ có những hướng dẫn mới. Tôi có lời khuyên, nếu định theo học ở Mỹ, hãy theo dõi website và trang Facebook của Đại sứ quán.

Hãy liên hệ với các nhà tư vấn tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán ở TP.HCM. 

Những người tư vấn sẽ hỗ trợ những người muốn học tập ở Mỹ.

Thu gọn
08/07/2020 | 10:44

10h20

Mong muốn Việt Nam có thể đón tiếp 30 ngàn du học sinh Mỹ 

Nhà báo Diệu Thúy: Độc giả đặt câu hỏi: Trong nhiều lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, mối quan hệ trong giáo dục rất được chú trọng. Việt Nam hiện là nước đứng đầu về du học sinh Đông Nam Á tại Mỹ. Các dịch vụ dành cho du học sinh rất được chú ý. Nếu có một chiếc đèn thần giống Aladin, ông sẽ ước điều gì?

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Tôi nghĩ các hoạt động hợp tác về giáo dục là quan trọng nhất đóng góp cho mối quan hệ Việt - Mỹ nói chung. Tôi nghĩ việc học tập ở Mỹ là đầu tư hiệu quả.

{keywords}
"Nếu có cây đèn thần, tôi ước Việt Nam sẽ có thêm năng lực thực hiện hàng loạt hoạt động phát triển giáo dục"

Tôi ấn tượng về những đóng góp của du học sinh trên đất Mỹ và khi họ trở về Việt Nam, sự giao lưu về giáo dục đóng góp lớn cho quan hệ hữu nghị song phương. 30 ngàn du học sinh Việt Nam ở Mỹ là 30 ngàn đại sứ văn hóa của Việt Nam.

Tôi cũng từng là học sinh tham gia giao lưu nên tôi tin đó là hoạt động tốt. Chúng tôi luôn khuyến khích các học sinh du học ở Mỹ và chắc chắn đó là trải nghiệm rất tuyệt vời. Không chỉ ở Mỹ, chúng tôi khuyến khích du học ở các nước, vì nó giúp ích rất nhiều. Chính trải nghiệm du học ở nước ngoài đã thúc đẩy tôi phấn đấu trở thành nhà ngoại giao.

Về câu hỏi về cây đèn thần, đây là câu hỏi rất hay và khó. Tôi thực sự mong đợi Đại học Fulbright Việt Nam sẽ sớm phát triển. Đó là một cách người bạn Việt Nam có thể tiếp cận giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam. Mỹ giữ cam kết về việc sẽ giúp Việt Nam phát triển giáo dục, kể cả hỗ trợ đào tạo về tiếng Anh cho các giáo viên phổ thông, giảng viên Fulbright giảng dạy tiếng Anh... Trong tương lai các giáo viên Mỹ sẽ đến Việt Nam...

Nếu có cây đèn thần, tôi ước Việt Nam sẽ có thêm năng lực thực hiện hàng loạt hoạt động phát triển giáo dục. Dù hiện có 30 ngàn du học sinh ở Mỹ và đang tăng, nhưng tôi nghĩ vẫn còn ít và muốn tăng hơn nữa. Và mong muốn Việt Nam có thể đón tiếp 30 ngàn du học sinh Mỹ mỗi năm, những người đóng vai trò như đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

Tối qua, tôi có hân hạnh được mời 4 cựu Đại sứ Việt Nam đến ăn tối. Họ nói, khi chúng ta càng hiểu nhau, chúng ta càng trân trọng, yêu quý nhau hơn. Tôi nghĩ việc trao đổi giáo dục sẽ càng tăng cường các mối quan hệ đó.

Thu gọn
08/07/2020 | 10:30

10h15

Độc giả Bùi Thanh Mai: Kính thưa ngài Đại sứ Mỹ tại Việt Nam! Tôi thấy hình ảnh của ngài Đại sứ với các cựu chiến binh ở Thanh Hoá rất ấn tượng. Tôi xin phép hỏi ngài một vài câu hỏi: Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 có ý nghĩa rất lớn với cựu chiến binh và gia đình của họ. Vậy trong ngày đó ông có cuộc gặp gỡ nào với cựu chiến binh không? Hoặc ông có hoạt động gì với cựu chiến binh Việt Nam không ?

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Cảm ơn bạn đã nói với tôi về ngày 27/7. Tôi thấy cuộc gặp nào đó với cựu chiến binh là ý tưởng hay. Các hoạt động tiếp xúc giao lưu với cựu chiến binh là rất quan trọng. 3 năm trước kia tôi làm việc ở Việt Nam, nhiều quan chức tư vấn với tôi là hãy tiếp xúc với các cựu chiến binh. Tôi đã gặp một số cựu chiến binh, trong đó có những người thuộc Hội Cựu chiến binh ở các tỉnh thành.

Trong các cuộc gặp, chúng tôi có chia sẻ suy nghĩ, nhằm thúc đẩy hàn gắn.

Sự kiện mới diễn ra ở Thanh Hoá, chúng tôi đã tới cầu Hàm Rồng. Cựu chiến binh Việt Nam, Hoa Kỳ và cả tôi đã đi tới cây cầu đó.

Mỹ cũng có hoạt động hỗ trợ cựu chiến binh, tôi đã tới thăm làng Hữu nghị và tặng thiết bị.

Chúng tôi sẽ tiếp tục giao lưu với các cựu chiến binh.

Cảm ơn bạn đã cho tôi biết về ngày 27/7.

 

Thu gọn
08/07/2020 | 10:23

10h10

'Việt Nam thật xinh đẹp'

Nhà báo Diệu Thúy: Sau đây là câu hỏi của độc giả Nguyễn Hoàng Chương: Điểm nhấn Việt Nam trước và sau 1995 là gì, thưa Đại sứ?

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Tôi nghĩ có sự khác biệt rất lớn về hình ảnh Việt Nam với Mỹ trong vòng 30 năm qua.

{keywords}
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Tôi nghĩ có sự khác biệt rất lớn về hình ảnh Việt Nam 

Vào thời điểm trước 1995, hầu hết người Mỹ nghe tới Việt Nam đều hình dung đến chiến tranh. Nhưng người Mỹ ngày nay khi nghĩ đến Việt Nam không còn nghĩ đến chiến tranh nữa. Tôi nghĩ những điều họ biết về Việt Nam cũng như tôi biết Việt Nam hiện nay, một đất nước xinh đẹp, hòa bình, phát triển.

Họ có các thông tin đó vì có hàng trăm ngàn doanh nghiệp và khách du lịch đến Việt Nam. Hơn 30 ngàn sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ. Hai bên không còn nghĩ về quá khứ nữa, Người Mỹ nghĩ đến Việt Nam như một đất nước tuyệt vời. Tôi muốn bổ sung thêm rằng tháng 2/2019 Việt Nam đã là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, các bạn đã đạt thành tích ngoại giao ấn tượng. Hội nghị đó đã thay đổi suy nghĩ rất nhiều của thế giới về Việt Nam. Vào thời điểm đó, có nhiều bạn bè của tôi ở Mỹ viết thư cho tôi nói rằng, Việt Nam thật xinh đẹp và họ rất muốn đến Việt Nam. 

Các bạn Mỹ của tôi rất thích các món ăn Việt Nam. 

Chúng tôi tự hào có 2 triệu người Mỹ gốc Việt, họ chính là đại sứ giới thiệu ẩm thực Việt Nam ở Mỹ. Nhà tôi ở Virginia, rất gần một trung tâm của người Việt. Tôi rất thích bánh mỳ, phở, và ở Hà Nội thì đặc biệt thích bún chả và chả cá.

Thu gọn
08/07/2020 | 10:03

9h57

Luôn đặt mục tiêu ủng hộ Việt Nam thịnh vượng

Nhà báo Diệu Thúy: Người dân Việt Nam rất trân trọng chuyến viếng thăm mang tính lịch sử của ngài Đại sứ đến nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn và cầu Hiền Lương tại tỉnh Quảng Trị. Đại sứ có thể chia sẻ về cảm xúc của mình?

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Tôi đã có trải nghiệm rất xúc động, sâu sắc với tôi, cả về tư cách cá nhân và Đại sứ. Mục tiêu của tôi trong các hoạt động đó là muốn thể hiện sự tôn trọng, tôn vinh những người đã hy sinh vì Tổ quốc. 

Chúng tôi muốn thể hiện nỗ lực hòa giải trong các nỗ lực, chúng ta nên bỏ qua quá khứ để thúc đẩy tăng cường mối quan hệ trong tương lai, góp phần xây dựng tương lai cho con em chúng ta. Chúng ta cần ứng xử có trách nhiệm với quá khứ để đạt được điều đó. Chúng tôi đang tích cực xử lý vấn đề dioxin... cùng nhau xây dựng lòng tin. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ bi thảm đã có, nhưng chúng tôi giữ nguyên cam kết cùng nhau hợp tác xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.

{keywords}
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Cần tăng cường giao lưu giữa hai bên

Tôi rất yêu quý Việt Nam. Bất kể địa điểm nào tôi đến, tôi và gia đình đều được đón tiếp nồng nhiệt. Tôi đã gặp nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi đã thảo luận về nhiều vấn đề. Song có lĩnh vực quan trọng hơn cả là chúng ta cần tăng cường giao lưu giữa hai bên. Chúng tôi luôn đặt mục tiêu ủng hộ Việt Nam thịnh vượng, độc lập. 

Độc giả Regina: Đại sứ có thể chia sẻ về ý tưởng nhằm thúc đẩy hợp tác, giải quyết hậu quả chiến tranh?

Chúng tôi cam kết với việc xử lý vấn đề chiến tranh để lại. Việc tìm kiếm người mất tích là nội dung nền tảng trong xây dựng quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia. Chúng tôi biết ơn Việt Nam về việc tìm 727 hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh.

Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã tới thăm Việt Nam… Chiều nay, tôi sẽ chứng kiến buổi ký kết giữa cơ quan hợp tác Mỹ và Việt Nam.

Chúng tôi hợp tác với Việt Nam về xử lý dioxin. Năm 2018 tôi đã tham gia sự kiện tẩy rửa dioxin ở Đà Nẵng… Chúng tôi tự hào về nỗ lực hợp tác với Việt Nam trong việc tháo gỡ bom mìn. Việc tháo gỡ bom mìn sẽ được mở rộng .

Năm 2019, Mỹ mở rộng hỗ trợ điều trị cho những người bị ảnh hưởng bởi dioxin.

Thu gọn
08/07/2020 | 09:58

9h50

Việt Nam là bạn tốt

Nhà báo Diệu Thúy: Xin chia sẻ với độc giả rằng, trong một sự kiện gần đây, Đại sứ đã nói một câu khiến tôi xúc động: "Trong khó khăn mới biết ai là bạn". Mỹ có thể tin tưởng rằng các bạn hiện có một người bạn rất tốt là Việt Nam. 

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Tôi đồng ý với bạn, trong khó khăn chúng ta mới biết ai là bạn. Giờ chúng tôi biết rằng Việt Nam là một người bạn tốt. Chúng tôi xúc động vì hàng ngàn tổ chức và người dân Việt Nam đã quyên góp khẩu trang và trang thiết bị y tế cho Mỹ. Tôi nghĩ Việt Nam đã chống Covid-19 tốt nhất thế giới. Như vậy, chúng ta có thể gặp trực tiếp và tiến hành kỷ niệm 25 năm quan hệ giữa 2 nước trong 6 tháng cuối năm nay.

Dịch Covid-19 là thách thức lớn đối với chúng ta. Tuy nhiên, chính đại dịch là dịp cho thấy quan hệ hợp tác của chúng ta chặt chẽ như thế nào. 

Tôi rất xúc động vì Việt Nam hỗ trợ Mỹ rất nhiều. Việt Nam và Mỹ đã hỗ trợ nhau rất nhiều trong thời điểm khó khăn. 

Covid-19 tác động gì tới sự hợp tác thương mại giữa hai nước?

Tôi thấy rằng hợp tác về y tế giữa hai bên rất tích cực. Thời kỳ dịch Covid-19 cho thấy hai nước đã hợp tác hiệu quả ra sao. 

Thách thức với chúng ta là làm thế nào khởi động lại nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Chúng tôi có nhiều cuộc thảo luận, tôi hy vọng chúng ta sẽ vượt qua mọi thách thức do dịch Covid-19 gây ra.

 

Thu gọn
08/07/2020 | 09:44

9h40

{keywords}
Đại sứ Daniel Kritenbrink: Khi Tổng thống Bill Clinton đọc tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tôi mới bắt đầu sự nghiệp ngoại giao

Nhà báo Diệu Thúy: Thưa quý vị, cách đây 25 năm, đêm 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đọc thông báo bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sáng 12/7, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. 25 năm trôi qua, bỏ lại đằng sau những nghi kỵ hận thù, quan hệ Việt - Mỹ bước sang một trang hoàn toàn mới với những phát triển vượt bậc trong rất nhiều lĩnh vực. Hai bên cùng tìm tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, kể cả những vấn đề nhạy cảm là rào cản trong quan hệ hai nước để cùng hướng tới một lợi ích chung, đó là Phát triển.

Nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ, hôm nay chuyên trang Tuần Việt Nam - báo VietNamNet mời đến trường quay một vị khách mời rất đặc biệt. Xin trân trọng giới thiệu, ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink. Xin cảm ơn ngài Đại sứ đã nhận lời tham gia chương trình giao lưu trực tuyến rất được độc giả quan tâm theo dõi này.

Khi biết báo VietNamNet thông báo tiến hành cuộc giao lưu trực tuyến, nhiều độc giả trong và ngoài nước đã gửi câu hỏi. Độc giả Tuấn Anh tại Hà Nội gửi câu hỏi: Khi Tổng thống Bill Clinton đọc tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam thì Đại sứ đang làm gì?

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Vào thời điểm đó, tôi mới bắt đầu sự nghiệp ngoại giao. Lúc đó tôi đang làm việc tại Lãnh sự quán Mỹ tại Nhật Bản. Tôi rất ấn tượng.

Rất nhiều độc giả quan tâm đến quan hệ Việt - Mỹ trong 25 năm và tương lai của mối quan hệ đó. Độc giả Nguyễn Kiên Dũng hỏi: Ngài có tin rằng quan hệ Việt - Mỹ sẽ nâng cấp lên quan hệ chiến lược trong tương lai gần hay không?

Tôi hoàn toàn đồng ý với các độc giả, mối quan hệ giữa 2 nước tốt nhất từ trước tới nay và tốt hơn kỳ vọng. Tôi nghĩ rằng mối quan hệ chúng ta đang có hiện nay không phải là phép màu nào đó mà là kết quả của những nỗ lực dũng cảm nhiều năm qua. Tôi rất tự hào và tin chúng ta có thể ăn mừng về những gì đã đạt được.

Mời quý vị đón đọc chi tiết cuộc giao lưu trực tuyến sớm được đăng tải trên Tuần Việt Nam.

VietNamNet

Thu gọn