Theo Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT), định danh và xác thực điện tử được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, với các mức độ bảo đảm an toàn khác nhau. Ví dụ, khi người sử dụng đăng nhập mạng xã hội Facebook hoặc thư điện tử Gmail thì các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (Facebook, Google) đều yêu cầu định danh người sử dụng thông qua các thông tin đã cung cấp khi đăng ký tài khoản… Dẫn chứng như vậy để hiểu rằng, khi tham gia sử dụng các dịch vụ qua mạng, nhà cung cấp (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) đều yêu cầu người dùng phải đăng ký định danh và xác thực điện tử.

{keywords}
Định danh và xác thực điện tử bảo đảm an toàn, tin cậy là cơ sở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. (Ảnh: Cổng TTĐT Điện Biên)

Đối với các giao dịch điện tử giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà Nước, định danh và xác thực điện tử giúp tạo ra sự tin tưởng giữa các bên tham gia khi biết chắc chắn cá nhân, tổ chức đang giao dịch với mình là ai, là tổ chức nào. Vì vậy, định danh và xác thực điện tử bảo đảm an toàn, tin cậy là cơ sở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, giúp cá nhân, tổ chức có thể thực hiện dịch vụ công mà không cần trực tiếp đến cơ quan cung cấp dịch vụ.

Trong thời đại công nghệ số đang bùng nổ trên toàn cầu, định danh và xác thực điện tử là nội dung mang tính cần thiết và cấp bách yêu cầu cần phải khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện, từ đó thúc đẩy tính tin cậy của các giao dịch điện tử mà đặc biệt là dịch vụ công trực tuyến.

Chính phủ vừa ban hành Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Việc tạo lập tài khoản định danh điện tử của cá nhân để thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phải sử dụng danh tính điện tử do Bộ Công an cung cấp. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an để thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử do cơ quan quản lý Cổng dịch vụ công quyết định.

Khi có thay đổi thông tin danh tính điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh cập nhật, đồng bộ thông tin về Hệ thống định danh và xác thực điện tử và thông báo cho cá nhân có danh tính điện tử.

Trường hợp thay đổi thông tin danh tính điện tử chưa được điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh thì thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Linh Đan

Thủ tướng phê duyệt chiến lược để hình thành Chính phủ số vào năm 2025

Thủ tướng phê duyệt chiến lược để hình thành Chính phủ số vào năm 2025

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.