1. Đỉnh núi nào cao nhất vùng Đông Bắc nước ta?

  • Pu Si Lung
  • Pu Ta Leng
  • Tả Liên Sơn
  • Tây Côn Lĩnh
Chính xác

Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi nguồn sông Chảy ở phía Tây tỉnh Hà Giang. Dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dài trên hai huyện Hoàng Su Phì và huyện Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46km. Với độ cao 2.431m, đây là đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc, thường được gọi là “nóc nhà Đông Bắc”.

2. Nơi đây được dân tộc nào xem là "dãy núi thiêng"?

  • Thổ
  • Tày
  • La Chí
  • Lô Lô
Chính xác

Đối với người dân tộc La Chí sinh sống ở huyện Hoàng Su Phì, Tây Côn Lĩnh được coi là ngọn núi thiêng. Ở độ cao 2.000m nơi bản Lũng Cẩu thuộc địa phần xã Bản Thầu, huyện Hoàng Su Phì, người dân tộc La Chí đã xây dựng ngôi miếu thờ vua La Chí Hoàng Vần Thùng, có niên đại hơn 500 năm. Trong tiềm thức của người La Chí, Hoàng Vần Thùng là tổ tiên và là người từng cai quản vùng đất dưới chân đỉnh núi Gia Long.

3. Nơi đây nổi tiếng với loại chè nào?

  • Chè Đinh Ngọc
  • Chè Shan Tuyết
  • Chè Đinh Nõn
  • Chè Móc Câu
Chính xác

Tây Côn Lĩnh nổi tiếng với loại chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Khu vực này có tổng số hơn 300ha chè, trong đó có gần 8.700 cây chè Shan Tuyết cổ thụ từ 50 đến trên 400 năm tuổi. Những nương chè này được ví như “vàng xanh” của núi rừng Tây Côn Lĩnh, trở thành loại cây trồng mũi nhọn giúp người dân giảm nghèo bền vững.

4. Ngọn núi nào cao thứ 2 tại tỉnh này?

  • Cấm Sơn
  • Kiêu Liều Ti
  • Quản Bạ
  • Mã Pì Lèng
Chính xác

Kiêu Liều Ti hay Chiêu Lầu Thi thuộc địa phận xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì. Theo tiếng Hán, Chiêu Lầu nghĩa là chín bậc, Thi là tảng đá to và cao, vì vậy tên ngọn núi này có nghĩa là “chín tầng thang”. Đây là đỉnh núi cao thứ hai của Hà Giang với 2.402m, nằm trong dãy Tây Côn Lĩnh.

5. Pu Ta Leng, một trong những nóc nhà Đông Dương, nằm ở tỉnh nào?

  • Lai Châu
  • Điện Biên
  • Hà Giang
  • Sơn La
Chính xác

Với chiều cao 3.049m, Pu Ta Leng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn ở Lai Châu, được mệnh danh là một trong những nóc nhà của Đông Dương. Tên núi có nguồn gốc từ tiếng H'Mông là “Pú Tả Lèng”, trong đó “Pú” có nghĩa là núi. Hiện nay để lên đỉnh Pu Ta Leng có thể đi nhiều hướng, từ phía huyện Tam Đường (Lai Châu) hoặc huyện Bát Xát (Lào Cai).