Hậu duệ nữ đời thứ 4 đồng sở hữu dinh thự vua Mèo Vương Chí Sình
Sinh năm 1983, Vàng Thị Chờ, cháu nội đời thứ 4 của vua Mèo Vương Chí Sình, là chắt thuộc chi 3 của vợ 3 Vương Chính Đức có tên đồng sở hữu tài sản của cụ nội để lại.
Vàng Thị Chờ (trái), chắt đời thứ 4 của vua Mèo Vương Chí Sình có tên đồng sở hữu dinh thự do cụ nội để lại |
Chờ cũng là người hiếm hoi trong dòng họ sinh ra và lớn lên ở Sà Phìn, gắn bó với dinh thự của cha ông để lại, trở thành hướng dẫn viên du lịch giới thiệu lịch sử văn hóa khu di tích dòng họ cho khách du lịch xem.
Sự kiện dòng họ Vương có văn bản kiến nghị Hà Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với Di tích Nhà Vương của cha ông để lại khiến không ít người bất ngờ.
Tuy nhiên, sự việc sau đó đã được xử lý theo đúng quy định pháp luật. Công trình này trước thời điểm năm 2004 có 6 gia đình con cháu hậu duệ của ông Vương Chí Sình ăn ở, sinh sống. Từ năm 2004, 6 gia đình này đã chuyển ra bên ngoài, để Dinh thự trở thành điểm di tích do BQL Di tích huyện Đồng Văn quản lý, duy tu.
Ngày 21/7/2018, ông Vương Duy Bảo, cháu nội “Vua Mèo” Vương Chí Sình (Vương Chí Thành) đã gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng mảnh đất gắn liền với Di tích quốc gia Khu nhà Vương (cấp từ ngày 11/9/2012).
Hậu duệ sinh năm 1983 là hướng dẫn viên trực tiếp lịch sử, văn hóa của khu dinh thự dòng họ tới du khách |
Ngày 16/8/2018, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo tỉnh Hà Giang và Bộ VHTTDL có báo cáo về quá trình xử lý kiến nghị của ông Vương Duy Bảo, trong đó có việc cấp quyền sử dụng đất, báo cáo Thủ tướng trước ngày 31/8/2018.
Ngày 10/8/2018 các cơ quan chức năng của Bộ VHTTDL đã có buổi làm việc với cá nhân ông Vương Duy Bảo. Hai bên đã thống nhất việc giải quyết, trả lại quyền sử dụng đất gắn với Khu Di tích quốc gia Khu nhà Vương thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Hà Giang. Bộ đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Hà Giang giải quyết vấn đề này.
Ngày 23/8/2018, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Hà Giang đã ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khu Di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương đã cấp cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đồng Văn.
Ngày 15/5/2019, UBND huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số CR 513310 cho Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật Khu Nhà Vương.
Kiến trúc độc đáo của khu dinh thự gắn với cả một giai đoạn lịch sử của Cao nguyên đá Đồng Văn |
Những người đứng tên trong Giấy chứng nhận gồm: ông Vàng Sia Na; ông Vương Duy Bảo; ông Vương Duy Ngọc; ông Vàng Mí Sèo; ông Vàng Sẻ Dìa; ông Vàng Chìa Phình; ông Vàng Mi Vu; ông Vàng Mí Chơ; ông Vàng Mí Nô; ông Vàng Mí Sinh; bà Vương Thị Sy; bà Vương Thị Hoa; bà Vàng Thị Mây; bà Vàng Thị Giàng; bà Vàng Thị Chờ; bà Vàng Thị Vá.
Khu Nhà Vương là kiến trúc dinh thự kiêm chức năng pháo đài phòng thủ của dòng họ Vương, thuộc địa phận xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khu nhà này do cụ Vương Chính Đức khởi dựng năm 1919, khánh thành năm 1928.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc của di tích, ngày 23/7/1993, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã quyết định xếp hạng Khu Nhà Vương là di tích kiến trúc - nghệ thuật. Ngày nay, Khu Nhà Vương đã thực sự trở thành một điểm đến hấp dẫn trong tuyến du lịch văn hóa- sinh thái khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn.
Các chủ thể họ Vương hưởng 14% tổng số nguồn thu
Huyện Đồng Văn cùng đại diện dòng họ Vương – những người có tên trong GCN QSDĐ đối với Di tích Kiến trúc – Nghệ thuận Khu nhà Vương thảo luận về quy chế quản lý đối với di sản của vua Mèo Vương Chí Sình.
Biên bản thống nhất nội dung dự thảo quy chế quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật Khu nhà Vương (xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) vừa được thông qua ngày 23/8; UBND huyện Đồng Văn cũng có công văn số 2440 ngày 9/10 về kết quả buổi làm việc, tiến độ xây dựng quy chế quản lý, bảo tồn đối với khu di tích này.
Hà Giang vừa chốt phương án quản lý, khai thác di tích khi địa danh này vừa được xác lập chủ sở hữu |
Theo đó, tại buổi làm việc có đại diện dòng họ Vương gồm ông Vương Duy Bảo; Vương Quỳnh Sèo, 2 luật sư Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Tùng. Đại diện huyện Đồng Văn gồm PCT UBND huyện Nguyễn Trung Ngọc; đại diện các phòng VH-TT-DL, Kinh tế Hạ tầng; TN-MT; Ban tuyên giáo, tài chính Kế hoạch; Văn phòng HĐND-UBND huyện Đồng Văn.
Tại buổi làm việc, các bên thống nhất vẫn giữ nguyên BQL di tích và danh thắng theo QĐ thành lập của UBND huyện. Đây là chủ thể quản lý nhà nước theo lĩnh vực đối với khu di tích.
Bên cạnh đó, sẽ thành lập Tổ quản lý di tích trên cơ sở tổ quản lý hiện tại đang thực hiện; số lượng người làm việc trong Di tích Nhà Vương tối đa không quá 8 người. Đại diện dòng họ Vương – ông Vương Quỳnh Sèo làm tổ trưởng.
Cháu nội đời thứ 4 dưới chân Nhà Vương |
Về nguồn thu từ hoạt động khu Di tích sẽ thực hiện theo quy chế: 30% nguồn thu nộp vào ngân sách nhà nước. 70% còn lại sẽ được phân bổ, cụ thể: các chủ sở hữu của dòng họ Vương hưởng 20% trong tổng số 70% còn lại để lại (tương đương 14% của tổng số nguồn thu); 80% trong số 70% còn lại được dùng để chi cho hoạt động sửa chữa; chi cho Tổ quản lý khu nhà Vương.
Hà Giang kiên quyết xử lý vụ xây dựng sai phạm trên Mã Pì Lèng
Tỉnh Hà Giang khẳng định không bao che, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời khắc phục những sai phạm trong xây dựng công trình tại Mã Pì Lèng.
Thái Bình