Hội thảo do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương bình và Xã hội )phối hợp với Đại sứ quán Úc và Hiệp hội Doanh nghiệp - Phòng thương mại Úc tổ chức ngày 23/10 tại TP.HCM.

Hội thảo là diễn dàn kết nối giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để chia sẻ những ý tưởng và kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng.

{keywords}
Trình diễn kỹ năng nghề. Ảnh: Thanh Tùng

Tại phiên chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao vị thế của giáo dục nghề nghiệp với mục tiêu làm thể nào để Chính phủ và doanh nghiệp có thể hợp tác để nâng cao vị thế của giáo dục nghề nghiệp, để giáo dục nghề nghiệp được xem như một lựa chọn hấp dẫn ngang bằng với giáo dục đại học, bà Wendy Walker, Bộ Việc làm, kỹ năng, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp gia đình Úc, cũng cho rằng doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng nâng cao vị thế của giáo dục nghề nghiệp. Ở Úc, Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp "nói chung một thứ ngôn ngữ, ở cùng một chiếc thuyền với giáo dục nghề nghiệp".

Chi sẻ kinh nghiệm để thu hút người trẻ học nghề, bà Wendy Walker cho hay Úc khuyến khích các bạn trẻ theo đuổi đam mê, theo đuổi những gì mình muốn làm.

"Khi chọn được ngành nghề yêu thích các bạn sẽ thấy đam mê trong công việc của mình. Bên cạnh đó, chúng tôi cố gắng cung cấp nhiều thông tin để học sinh, phụ huynh có thông tin chính xác, bổ ích về học nghề. Chúng tôi cũng có mạng lưới cựu học viên trường nghề để tôn vinh cá nhân xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp. Việc này để công chúng nhận thấy học viên học nghề sẽ có tương lai rộng mở, vững chắc" - bà Wendy Walker nói.

Bà Wendy Walker cho rằng, một vấn đề cần được triển khai là cần tư duy lại việc thiết kế chương trình đào tạo nghề. Cụ thể là tìm hiểu doanh nghiệp cần lao động như thế nào, đào tạo xong người lao động sẽ có những kỹ năng thực tế gì để quay ngược lại thiết kế đào tạo nghề sẽ sát hơn với yêu cầu doanh nghiệp.

Trong khi đó, bà Joanna Wood, Tham tán giáo dục Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cho rằng để phát triển đào tạo nghề cần nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh, giáo viên, doanh nghiệp về giáo dục nghề nghiệp.

Học sinh, phụ huynh, xã hội cần thấy được rằng học nghề không kém gì học đại học cả. Doanh nghiệp cũng cần nhận thấy giáo dục nghề nghiệp rất có lợi cho họ khi tuyển dụng lao động vào làm việc...

Theo ông Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề là việc quan trọng giúp đất nước tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững trong tương lai.

Ông Dũng cho rằng, để đào tạo nghề hiệu quả phải thực sự gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Cụ thể lấy doanh nghiệp và thị trường lao động là yếu tố dẫn dắt giáo dục nghề nghiệp.

Lê Huyền