Sau những ảnh hưởng bởi Covid-19 và biến động kinh tế toàn cầu, thị trường xuất khẩu găp khó khăn, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều ngành hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam, trong đó có thuỷ sản. Giá tôm giảm mạnh từ đầu năm đến nay, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, dùng các thực phẩm có giá thành thấp hơn để thay thế khiến nhiều đơn vị nuôi tôm treo đầm, không nhập giống vì sợ lỗ vốn. Các doanh nghiệp đang tìm cách bình ổn giá tôm để vực dậy thị trường những tháng cuối năm. 

Là một đơn vị xuất khẩu tôm ra thị trường nước ngoài, ông Tạ Minh Thiện - Chủ tịch Công ty TNHH thương mại Thủy sản Thiện Nhà Tôm cho hay công ty đang tập trung vào tối ưu nguồn lực, giảm giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. 

Sản phẩm Tôm thẻ tẩm bột vị dừa đang sản xuất - Ảnh: Thiện Nhà Tôm

Nhờ sở hữu vùng nuôi tôm lớn với 2 nhà máy sản xuất, đảm bảo nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra luôn đạt chuẩn chất lượng, đáp ứng được yêu cầu tại thị trường giá cao, đòi hỏi truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp này đang chủ động trong việc tìm cách bình ổn giá trong bối cảnh sụt giảm chi tiêu toàn cầu.

 Doanh nghiệp tự sản xuất để có nguồn nguyên liệu đạt chuẩn - Ảnh: Thiện Nhà Tôm

Bên cạnh đó, để có thể tăng giá trị trung bình của đơn hàng, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu đa dạng, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, Thiện Nhà Tôm đã nghiên cứu và ra mắt thêm nhiều mặt hàng thủy sản. Đơn cử là dòng tôm sú ủ muối, tôm thẻ baby, tôm tít ... mới của doanh nghiệp đã thu hút được nhiều khách hàng quan tâm. 

Ngoài ra, việc công khai giá tôm, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm trên ứng dụng thiennhatom giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn tôm cần dùng, cũng như giúp khách hàng tìm hiểu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm. 

 Sử dụng dễ dàng khi mua hàng online trên ứng dụng Thiện Nhà Tôm  - Ảnh: Thiện Nhà Tôm

Doãn Phong