- Tục rước lửa thiêng từ đình làng về thắp hương, nấu bánh, nấu nước trong mấy ngày Tết, cầu cho một năm mới ấm áp, nhiều may mắn của người dân làng biển Cảnh Dương được các thế hệ duy trì gần 400 năm qua.

Có lịch sử hình thành gần 400 năm, làng biển Cảnh Dương thuộc xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch là một trong bát danh hương của tỉnh Quảng Bình.

{keywords}
Đúng thời khắc giao thừa, ngọn lửa từ đình tổ sẽ được rước ra châm vào đống củi sắp sẵn trước sân đình để người dân đến lấy về

Cũng như bao làng biển khác, văn hóa múa bông, chèo cạn, lễ hội cầu ngư, thờ cá voi... đã tạo nên một Cảnh Dương độc đáo về giá trị tinh thần, phong phú về văn hóa.

Không ai còn nhớ tục rước lửa đêm 30 Tết có từ bao giờ, chỉ biết từ thuở khai canh, ông cha họ đã đốt một đống lửa giữa làng vào thời khắc Giao thời và gọi mọi người đến cung kính lấy về.

Ông Nguyễn Văn Biểu, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Cảnh Dương cho biết: Người dân làng biển suốt ngày lênh đênh trên sông nước nên việc duy trì được ngọn lửa trong bếp nhà mình cũng như trên con thuyền rất khó khăn.

{keywords}
Dân làng háo hức đưa lửa về nhà

"Người Cảnh Dương quan niệm, ngọn lửa mang ý nghĩa tượng trưng cho ánh sáng, cho sự may mắn và no ấm. Vì thế, tục lấy lửa đêm 30 Tết, đem ngọn lửa từ đình tổ về thắp sáng trong nhà mình còn là sự thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phù hộ cho gia đình”, ông kể.

Vật dụng dùng để rước lửa được các gia đình trong làng chuẩn bị từ trước. Đó có thể là một cây đuốc, bùi nhùi, hoặc một chiếc hộp bên trong có để cuộn vải tẩm dầu hỏa, chiếc hộp này được nối vào một cành cây dài.

Phong tục đẹp

Khoảng 20h tối, mọi người tập trung đông đủ tại sân đình, 22h, các bô lão trong làng làm lễ cúng thần linh để cầu may mắn, an hòa cho những chuyến đi biển của người làng trong năm mới và xin được rước ngọn lửa từ đình tổ ra thắp ở sân đình.

Đúng 23h, một bô lão được lựa chọn trước đó có đầy đủ các yếu tố như “kinh tế lưỡng vượng, phu thê thông toàn, con cái đủ cả trai cả gái” sẽ thắp lửa và rước ra trước sân đình nơi có đống củi xếp sẵn.

{keywords}
Ngay khi chạm ngõ, ngọn lửa sẽ được dùng để thắp những nén hương đầu tiên trong năm mới

Đúng vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, trong tiếng hò reo của dân làng, ngọn lửa trước sân đình được người làng châm vào các vật dụng mang theo. Từ đây, từng người rước ngọn lửa thiêng này về nhà mình làm các con đường cũng rực sáng trong đêm cuối năm.

Ngay khi về chạm ngõ nhà, ngọn lửa này được mọi người dùng để thắp những nén hương đầu tiên trong năm mới cho ông bà tổ tiên. Người làng cũng dùng ngọn lửa này để nấu bánh, nấu nước cho ba ngày Tết.

Ông Trần Quốc Hoàng, thôn Yên Hải chia sẻ, ngọn lửa thiêng của làng đem về nhà sẽ đem lại ấm áp và may mắn cho cả năm.

“Tục này có nguồn gốc từ rất lâu đời. Vì là một phong tục đẹp, có ý thức hướng về nguồn cội, củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã nên đến nay vẫn được người dân làng biển duy trì”, ông Phạm Đình Tiến, Chủ tịch UBND xã cho biết.

Dù có đi ngược về xuôi, nhưng các thế hệ người dân làng biển vẫn cố gắng về tụ họp đêm 30, rước ngọn lửa ấp áp, cầu mong một năm mới đầy may mắn.

Ấm áp phiên chợ Tết 0 đồng dành cho người nghèo

Ấm áp phiên chợ Tết 0 đồng dành cho người nghèo

Phiên chợ Tết từ thiện ngày 3-4/2 bán quần áo, bánh mứt kẹo, giò chả, gạo nếp, đỗ xanh, măng miến, hoa quả, đồ gia dụng với giá 0 đồng.

Thủ tướng nghiêm cấm cấp trên 'tranh thủ' cấp dưới dịp Tết

Thủ tướng nghiêm cấm cấp trên 'tranh thủ' cấp dưới dịp Tết

Thủ tướng nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo, cấp trên "tranh thủ" cấp dưới với mọi hình thức.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên Đán 2018

Dự báo thời tiết Tết Nguyên Đán 2018

Đúng dịp Tết Nguyên Đán, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh nhưng trời không quá rét, ít mưa.

Thủ tướng: Bí thư, Chủ tịch tỉnh đừng biếu xén Tết nữa

Thủ tướng: Bí thư, Chủ tịch tỉnh đừng biếu xén Tết nữa

Đừng biểu xén Tết nữa. Chủ tịch, Bí thư, các đồng chí lãnh đạo các địa phương không phải lên TƯ để biếu xén lãnh đạo, Thủ tướng nói.

Hải Sâm