- Có hàng ngàn ý kiến phản hồi của độc giả về bài văn có mở đoạn được 0 điểm. Rất nhiều ý kiến chung quan điểm: Cô giáo “nợ” học sinh một lời giải thích.

Anh Trần văn Đức (Tranvuducanh6162@...) có ý kiến rằng “Dù đoạn văn hay dở như thế nào, là một giáo viên không nên đánh giá bằng cách cho điểm 0, trừ phi em đó bỏ trống không làm bài”.

Chị Nguyễn Yến (dinhyentk@...), cũng là một giáo viên dạy văn lớp 7, nhìn nhận “Cô giáo chỉ thiếu lời phê mà thôi. Làm người thầy, cầm bút cho học sinh điểm 0 thì chắc chắn bài đó có vấn đề”.

Chị Lệ Hà (Leha71@...) cũng cho rằng “Lẽ ra cô cho nhận xét ở bên cạnh thì không bao giờ có nhiều bình luận trái chiều như vậy”.

{keywords}
Ảnh minh họa

Giáo viên và phụ huynh nên trao đổi trực tiếp

Khi câu chuyện đã “gây bão” trên các trang mạng xã hội, theo nhiều độc giả, điều cần thiết bây giờ là cô giáo và phụ huynh nên có sự trao đổi trực tiếp.

Anh Trần Văn Cường (Cuongtrv@...) nhận định “Vấn đề là cháu học sinh có thực sự cảm thụ văn tốt, tự làm được bài học của mình hay không thôi chứ điểm của cô chẳng quan trọng đến mức đó…

Thầy cô giáo chỉ nên là người giúp cho học sinh học tốt, chứ không nên khoác lên cho họ vai trò cao cả gì khác nữa. Cái chính là chúng ta tự đánh giá được các cháu đã học như thế nào. Nhiều khi các cháu học tốt cũng không đồng nghĩa với điểm cao. Điểm cao về mặt nào đó cũng giống cái phiếu bé ngoan trong trường mầm non thôi”.

“Tôi nghĩ, không chỉ trong môi trường giáo dục, mà cuộc sống này, lúc nào chẳng có nảy sinh khúc mắc, và chỉ người trong cuộc mới là người nắm rõ vấn đề, mới biết "phần chìm" – anh Nam Sơn đưa ra ý kiến.

“Bây giờ, một cuộc trao đổi thẳng thắn giữa hai bên là điều chưa muộn. Cô giáo hay phụ huynh, bên nào cũng có thể chủ động liên hệ trước, không nên vì tự ái hay câu nệ mà không làm, bởi ngoài hai người, còn có nhân vật thứ ba quan trọng nhất, là em học sinh”.

Khi con phải học văn mẫu

Cũng từ câu chuyện “0 điểm” này, các phụ huynh đã cùng nhìn lại việc dạy và học môn văn trong trường phổ thông, mà cụ thể là tình trạng cô dạy theo văn mẫu, hay học trò chép văn mẫu ra bài làm.

Khi văn mẫu, sách tham khảo lan tràn khắp trong nhà trường tới mỗi bàn học của học sinh, sự lo lắng của phụ huynh khi con phải học theo những bài văn mẫu, hay sự nghi ngờ của giáo viên về việc học sinh chép văn mẫu ra nộp cho mình là khó tránh khỏi.

Anh Trần Trung (tranhoangtrungns@...) chia sẻ: Trước đây con trai tôi cũng đã học tại một trường tiểu học danh tiếng nhất nhì Hà Nội. Cháu bắt đầu chuyển từ tỉnh lẻ lên Hà Nội theo bố từ lớp 3. Trước đây, cháu học dưới tỉnh luôn đứng đầu lớp trong đó có môn Văn (Tiếng Việt), nhưng khi lên Hà Nội luôn bị điểm thấp về môn văn. Tôi hỏi cháu thì mới biết các bài tả văn của con không chép theo bài mẫu của cô nên toàn bị điểm kém. Tôi mới tìm hiểu, té ra họ dạy văn theo kiểu chép đi chép lại một bài văn mẫu cho thuộc lòng, rồi dạy chép bài khác...! Và tôi quyết định không cho cháu học tiếp cấp 2 tại các trường "uy tín" đó nữa....”

Anh Hoàng Văn Bình (binhe54@...) thì kể chuyện: “Sáng nay thức dậy con tôi bảo “Ba ơi, ba giải thích giúp con câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"”. Tôi hỏi “Thế cô giáo giải thích như thế nào?”. Con trả lời “Cô nói “Cả tàu là một đoàn tàu bị đứt toa thì sẽ chia lìa””. Tôi nghe mà giật mình, nhưng đành mỉm cười rồi giải thích từng chữ như "cả tàu" là gì, "cỏ" là gì, rồi mới giải thích ý nghĩa của cả câu. Thế mới nói giáo viên bây giờ thật thiếu chất sư phạm”.

Còn chị Gia Thy (Zic1234567890@...) lại có câu chuyện về sự nghi ngờ của giáo viên về việc học sinh chép văn mẫu: “Lúc em gái mình học lớp 3, cô giáo ra đề tả con mèo, em ấy gọi con mèo là "chị mèo" trong suốt bài văn. Cô giáo phê là "Chép văn mẫu" mặc dù trong nhà mình không có quyển sách văn mẫu nào. Đến bây giờ, đang học năm thứ hai đại học, em mình vẫn còn ấm ức lắm”.

“Sẽ làm gì khi phát hiện con làm văn theo mẫu?” – trả lời câu hỏi này, anh Xuân Ngọc cho biết “Tôi sẽ nói rõ cho con là những câu văn rất hay, đáng để học tập, nhưng nó là của người khác, không phải của con. Vậy con hãy học nó, biến nó thành của con thì mới đáng quý. Vì bố mẹ yêu con, và thích những gì của chính con, dù nó có thể không hay bằng của người khác”.

“Nếu con mang cô giáo và điểm số ra để làm lý do bào chữa cho việc chép văn mẫu, hoặc nói rằng con cũng cảm nhận giống như trong bài mẫu, tôi sẽ bảo con rằng “Nếu con cảm nhận được như bài văn mẫu thì bố rất mừng, là vì con đã có cảm xúc tinh tế. Nhưng cách diễn đạt thì con phải tự thể hiện, đừng để người khác thể hiện thay con. Cô cũng chỉ muốn con được điểm tốt, nhưng trên hết, cô với bố mẹ muốn tự con đạt được điểm tốt cơ. Nên nếu tự con làm, dù điểm có thấp hơn một chút vẫn đáng quý hơn”.

Họ tên: Hoan Nguyễn

Email: nguyenhuuhoanpps@yahoo.com

Các bạn hãy xem kỹ các bút tích của cô giáo nhé: đầu tiên cô giáo gạch chéo vào dấu chấm câu của câu 1, sau đó mới cho điểm 0. Vì dấu chấm câu đó là sai, phải là dấu phẩy, đó là một câu ghép, vế trước là ngữ cảnh để vế sau xuất hiện. Bạn học sinh này đặt dấu chấm câu ở đó làm cho người đọc đang chờ một điều gì đó xuất hiện trên cái ngữ cảnh đó thì đột ngột chấm, cấu văn trở lên hụt hẫng, cô giáo cho điểm 0 là đúng.

Câu sau vẫn được 2 điểm là công bằng rồi còn gì.

Đây là một câu (câu 3) trong một bài kiểm tra mà, còn phải cộng với điểm các câu khác trong bài mới có điểm của cả bài chứ.

  • Ngân Anh