Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM - HDBank (HDB) của bà Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố kết quả kinh doanh 2021 với lợi nhuận trước thuế đạt 8.080 tỷ đồng, tăng 39% so với năm trước và hoàn thành 111% kế hoạch năm.
Trong 2021, HDBank trích lập đủ 100% dự phòng cho nợ được cơ cấu do dịch Covid-19, sớm hơn tiến độ 2 năm. Các tỷ lệ an toàn thanh khoản khác đều tốt hơn mức quy định của NHNN. Vốn chủ sở hữu tăng 25% lên gần 30,1 nghìn tỷ đồng.
Đây là kết quả kinh doanh tích cực, góp phần đưa cổ phiếu HDB tăng trở lại vùng đỉnh lịch sử ghi nhận hồi cuối tháng 11.
Trong khi đó, VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng được kỳ vọng rất nhiều, khi thị trường hàng không sôi động trở lại đúng dịp giáp Tết Nguyên đán, sau khi Bộ Y tế cho biết người dân ở 4 cấp độ dịch không phải cách ly khi về quê đón Tết. Kế hoạch mở lại đường bay quốc tế thường lệ từ đầu năm nay cũng là yếu tố thúc đấy tích cực cho nhóm cổ phiếu hàng không, có thể cất cánh trong 2022.
Tin tốt cuối năm, nữ tỷ phú Phương Thảo trở lại thời kỳ đỉnh cao |
CTCK VNDirect kỳ vọng với những kế hoạch cụ thể trong việc nối lại giao thông hàng không trong nước và quốc tế, cùng với những dấu hiệu tích cực gần đây trong việc kiểm soát đại dịch và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc, hàng không trong nước và quốc tế của Việt Nam có thể dần phục sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4.
Gần đây, mảng bất động sản của tỷ phú Phương Thảo cũng khởi sắc khi Keppel Land vừa ký một thoả thuận ràng buộc với CTCP Địa ốc Phú Long để mua 49% cổ phần trong 3 khu đất tại khu đô thị Bắc An Khánh Mailand Hanoi City (tên cũ là Splendora) với tổng giá trị 2.715 tỷ đồng (khoảng 119 triệu USD). Giao dịch dự kiến sẽ được thực hiện vào quý 3/2022. Keppel và Phú Long có kế hoạch phát triển 1.260 căn hộ, bao gồm 1.020 căn chung cư và 240 căn thấp tầng.
Những kết quả tốt từ mảng ngân hàng mang lại tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh chung của nữ tỷ phú Thảo. Theo Forbes, tính tới hết 26/1, bà Nguyễn Phương Thảo có khối tài sản trị giá 2,5 tỷ USD.
Gần đây, nhiều ngân hàng báo lợi nhuận tăng mạnh và đạt vài nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển vừa báo lợi nhuận hơn 6,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2021, tăng hơn 90% và hoàn thành 107% kế hoạch. Ngân hàng của Bầu Hiển dự kiến trả cổ tức tối thiểu 15%.
Trong năm 2021, SHB đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 với tỷ lệ 10%; năm 2020 với tỷ lệ 10,5% và phát hành thành công cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đãi 12.500 đồng/cổ phiếu. Qua đó, ngân hàng này đã tăng vốn điều lệ lên 26.674 tỷ đồng.
SHB gần đây công bố mục tiêu tới năm 2025 sẽ trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả và công nghệ trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tầm nhìn tới năm 2030, SHB trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại trong Top đầu của khu vực; trở thành ngân hàng đầu tư cung ứng nguồn vốn hiệu quả nhất cho những lĩnh vực trọng điểm của kinh tế Việt Nam.
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 27/1
Thị trường chứng khoán kém sôi động ở vào những phiên giáp Tết. Thị trường có xu hướng đi ngang.
Theo SHS, thanh khoản đã gia tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tích cực của thị trường sau kỳ nghĩ Tết như mọi năm (ngoại trừ năm 2020 thị trường giảm do Covid-19). Do đó, thời điểm trước Tết, những phiên giảm điểm sâu sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư tích lũy thêm cổ phiếu để đón sóng tăng đầu năm mới. Tuy nhiên, đà tăng đã chậm lại và với nhiều mã chịu áp lực bán VN-Index hiện đã nằm trong vùng kháng cự 1.485-1 .490 điểm (MA20) nên sự giằng co và rung lắc có thể tiếp tục diễn ra.
Kết thúc phiên giao dịch 25/1, chỉ số VN-Index tăng 39,87 điểm lên 1.479,58 điểm. HNX-Index tăng 9,47 điểm lên 410,23 điểm. Upcom-Index tăng 1,32 điểm lên 108,03 điểm. Thanh khoản đạt 25,0 nghìn tỷ đồng, trong đó HOSE có hơn 22,2 nghìn tỷ đồng.
V. Hà
Cho đi 150 triệu bảng, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lại nhiều tiền chưa từng có
Những diễn biến tích cực trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây giúp các tỷ phú Việt, trong đó có nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, thêm giàu có và ghi những dấu ấn lịch sử mới.