Liên kết vùng là yếu tố được các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đề cao trong phát triển thành phố thông minh. Điều đó được thể hiện trong Nghị quyết số 07 về chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành.
Theo mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Sóc Trăng sẽ hoàn thành chuyển đổi số đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước.
Trong khi đó, UBND thành phố Cần Thơ cũng vừa ban hành Quyết định số 1652, “Phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, thể hiện hướng đến liên kết vùng và kết nối toàn quốc.
Liên kết vùng là yếu tố được các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đề cao trong phát triển thành phố thông minh (nguồn ảnh: moc.gov.vn). |
Lộ trình tổng thể xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành đô thị thông minh đi theo 3 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 (2021-2022) xây dựng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và triển khai một số lĩnh vực ưu tiên như giao thông thông minh, giám sát môi trường, an ninh trật tự, du lịch thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh...
Giai đoạn 2 (2023-2025), Cần Thơ mở rộng triển khai đô thị thông minh trên các lĩnh vực ưu tiên, thu hút xã hội hóa đầu tư phát triển đô thị thông minh. Giai đoạn 3 với tầm nhìn đến 2030, thành phố Cần Thơ trở thành một thành phố thông minh trên các lĩnh vực ưu tiên, tham gia vào chuỗi liên kết thành phố thông minh, là hạt nhân đầu tàu của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong chuỗi liên kết đô thị thông minh cấp quốc qua, khu vực và quốc tế.
H.A.H
Đồng loạt các tỉnh Đông Nam Bộ lập kiến trúc đô thị thông minh
Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đều đang lập kiến trúc đô thị thông minh, với mục đích đảm bảo tính kết nối liên thông, tránh trùng lặp, lãng phí.