Keeper of the Light

Đây là một hero không tỏ ra quá áp đảo nhất là so với những gì các cái tên còn lại trong danh sách đã làm được ở mùa giải Dota 2 đã qua. Nhưng nhờ màn trình diễn của Maroun "GH" Merhej trong chiến dịch đưa Team Liquid giành Aegis of Champions tại The International 7 là quá đủ để xây chắc danh tiếng của KotL.

Thực tế là hero này chỉ nổi lên ở duy nhất một giải đấu đó mà thôi!

Chúng ta hẳn đều biết về lối chơi đáng sợ của KotL trong tay GH. Support player của Liquid thể hiện tốt đến mức buộc các đối thủ của nhà ĐKVĐ TI7 phải ban đi hero này và đồng thời tạo điều kiện cho các players khác của Liquid có được những lượt picks “tin tay” hơn. Hoặc nếu không, họ sẽ phải chiến đấu với khả năng sống sót, “cò quay” không tưởng của KotL trong tay GH.

Nếu có team nào đó đưa ra quyết định theo lựa chọn thứ hai, thì họ thường xuyên sụp đổ nhanh chóng trước Liquid. Tại TI7, GH đã sở hữu 71.4% win rate với KotL và có vô số highlights.

Những pha heal từ Illuminate của GH (khi được trang bị thêm Aghanim's Scepter) cực kỳ tinh tế để giữ thế chủ động cho đồng đội khi Liquid đang trong các pha teamfights hoặc thực hiện những tình huống vây hãm đối phương trên high-ground.

Earthshaker

Đây là hero được pick nhiều thứ tư tịa TI7 và được coi là gương mặt tiêu biểu nhất của dual roaming meta của Patch 7.06. Sau khi IceFrog quyết định dành sự tập trung vào laning, thì các supports có khả năng gây sức ép mạnh mẽ lên đối thủ  trên các lane xuất hiện ngày càng dày đặc hơn.

Khi kết hợp cùng với những “bình mana di động” như Crystal Maiden hay KotL, ES đã chứng tỏ đây là một trong những lựa chọn roaming tốt nhất trong năm. Hai “kép phụ” trên đã bổ sung cho sự thiếu hụt trầm trọng mana ở giai đoạn early của ES và giúp hero này tạo ra những pha kills ở khu vực lane bằng cú Fissure.

Bằng cách “bảo kê” các lanes như vậy, vô hình chung lại tạo ra khoảng trống và thời gian cho chính những support như ES để kiếm gold cùng level từ mid game. Nếu mọi chuyện ổn thỏa, ES sẽ sớm sở hữu Blink Dagger, là một item không thể thiếu của hero này khi nó có thể dễ dàng xoay đổi cục diện các pha teamfights mấu chốt của trận đấu.

Tuy nhiên, nhiều mid laners lại ưa dùng lại ES với phong cách “chuyên gia” gây sát thương vật lý. Đơn cư như Syed "SumaiL" Hassan của Evil Geniuses, player đã chứng tỏ ES mid mạnh như thế nào khi hủy diệt Invictus Gaming với tỉ số 28-3 tại Epicenter – nhờ độ hiệu quả không ngờ của Enchant Totem.

Chính sự linh hoạt này khiến cho ES thậm chí còn đáng sợ hơn xuyên suốt metagame Dota 2 năm 2017. Đúng là Sand King được pick nhiều hơn tại TI7, nhưng sự khác biệt về 4% win rate là lý do để ta tin tưởng rằng: ES là một lựa chọn khả dĩ hơn.

Nyx Assassin

Lại thêm một support hero đa dụng và cực kỳ phổ biến ở Patch 7.06 được liệt kê vào danh sách này. Có khả năng hồi HP tốt, Nyx hoàn toàn có thể trụ lại lane trong suốt một quãng thời gian dài. Trong khi đó cú stun cực mạnh khiến Nyx tỏ ra hữu dụng trong teamfight.

Đặc biệt, Spiked Carapace, còn giúp đảm bảo mạng sống cho Nyx hay thậm chí tạo ra những pha “hack não” gây nguy hiểm ngược lại cho đối thủ.

Cooldown của Mana Burn chỉ có bốn giây khi max level giúp Nyx trừng phạt các teams phụ thuộc rất nhiều vào mana. Còn lại là Vendetta, một công cụ tuyệt vời giúp Nyx thám thính rồi sau đó tạo ra những pha “úp sọt” bất ngờ, hạ gục nhanh chóng một mục tiêu hoặc stun cùng lúc nhiều kẻ địch…

Với win rate đạt 71% sau 45 games đấu tại TI7, Nyx được coi là hero đem lại nhiều thành công nhất cho các teams pick nó. Độ hiệu quả của nó trong meta là khỏi phải bàn cãi, và đó cũng là lý do buộc Valve phải nerf Nyx ở Patch 7.06f.

Monkey King

Chúng ta đều biết hero này đáng lẽ ra phải được nêu tên đầu tiên trong danh sách. Ban đầu được Valve tạo ra để đảm nhận vai trò hard carry hoặc mid laner, nhưng MK lại trở thành một trong những support trứ danh của Dota 2.

Trên lý thuyết, MK được coi là một hero gây damage mạnh và ổn định từ mid cho tới late game - Jingu Mastery nện địch đau điếng chỉ bằng một cú nhấp chuột phải còn Boundless Strike lại tăng khả năng burst dam lên nhiều heroes địch trong teamfight.

Điều này là đúng ở quãng thời gian “Ngộ Không” mới xuất hiện trong thế giới Dota 2, nhưng do nó quá overpowered nên đã buộc IceFrog phải có sự điều chỉnh.

Các Patches 7.01 tới 7.03 đều chứng kiến MK bị nerf, đặc biệt là ở khả năng gây dam early game.

Bỗng nhiên, 7.03 cũng là thời điểm MK đã được hiện diện trong Captain Mode. Đó cũng là lúc các teams bắt đầu sử dụng MK như là một utility support, tập trung vào khả năng laning tuyệt vời của hero này nhờ Tree Dance và Boundless Strike – một skill giúp hắn ta có mặt ở gần như mọi nơi trên lane và một thì cung cấp cú stun siêu xa kèm damage…

Về mặt bản chất, support “tân binh” MK có gì đó tương đồng với ES – ngoại trừ khả năng leo trèo và nhảy nhót trên cây cao rồi. Tuy nhiên, về late game, MK có thể chuyển sang chơi core nhờ Wukong’s Command đều tạo ra hiệu ứng trên đòn tấn công từ các items như Basher hay Desolator…

Nhưng nó cũng đã bị IceFrog gỡ bỏ ngay khi MK tạo dựng được tên tuổi trong vai trò một support hero. Giờ thì MK đã không còn gây ra sự khó chịu cho đối phương như trước nữa – nên không có gì khó hiểu khi các teams đã thôi tin dùng hero này.

Sau một quãng thời gian “im hơi lặng tiếng”, IceFrog lại quyết định đem MK trở lại role mặc định khi tập trung buff vào khả năng gây damage.

Dù MK có nổi bật ở role nào đi chăng nữa, thì đây vẫn sẽ là hero gây bất ngờ và thú vị nhất meta Dota 2 năm 2017. Một hero được thiết kế lối chơi một đằng, nhưng những đợt cân bằng sức mạnh và sự sáng tạo của các pro players đã nhanh chóng khiến MK nổi tiếng theo một kiểu khác chẳng ai ngờ tới.

None (Theo Dot Esports)