Metagame trong Dota 2 nổi danh với việc liên tục biến đổi không có chu kỳ cụ thể, khi mà những cân bằng nhỏ nhất của các hero hay item đều có thể tác động mạnh mẽ tới các trận đấu. Nhưng những ngày gần đây sẽ được người chơi Dota 2 dành nhiều sự chú ý hơn bởi đã cận kề The International 7.

Ở đẳng cấp cao nhất, game thủ có thể thắng hoặc thua ngay cả trước thời điểm creep chưa xuất hiện. Sở hữu một đội hình với nhiều hero mạnh có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt, giúp bộ máy vận hành một cách trơn tru, mượt mà.

Tier list (tạm dịch là BXH sức mạnh) dựa vào metagame ở các giải đấu chuyên nghiệp, phác họa lại những hero được pick nhiều nhất bởi các team hàng đầu cùng những cái tên nổi trội với tỉ lệ thắng cao.

Lưu ý rằng danh sách này không bao gồm tất cả các hero, bởi Dota 2 có quá nhiều và không thể đếm xuể. Thay vào đó, trang Dot Esports sẽ liệt kê ra 40 hero phổ biến và hiệu quả nhất hiện tại.

| Hạng Nhất |

  • Earthshaker
  • Crystal Maiden
  • Clockwerk
  • Rubick
  • Juggernaut
  • Lina
  • Night Stalker
  • Legion Commander
  • Puck
  • Nyx Assassin
  • Sand King

Earthshaker ngay lập tức nhảy vào danh sách Tier One bởi đây là một trong những roamer hàng đầu trong meta ưa chuộng hai hero chuyên trách roam – đặc biệt khi kết hợp cùng những “cục sạc năng lượng” kiểu như Crystal Maiden.

Ngoài ra, Syed “SumaiL” Sumail Hassan của Evil Geniuses cũng đã sử dụng mid Earthshaker rất khả dụng.

Night Stalker cùng Nyx Assassin có khả năng gank tuyệt vời dù ở trong bất cứ đội hình nào, cho phép các team tạo ra cách biệt về level và gold từ giai đoạn early game.

Legion Commander scaling vô hạn và có khả năng cô lập các supporter khác với Duel (R) – tương đồng với lối chơi của Night Stalker và Nyx – đều là những hero có thể sớm tìm kiếm được những kill khi game đấu mới khởi động.

Những hero còn lại trong top đầu đều rất mạnh nhờ damage cao cùng khả năng kiểm soát teamfight. Lina, Rubick, Sand King và Clockwerk là những ví dụ tiêu biểu nhất.

Một hero được đánh giá rất cao nhưng lại không có tên trong danh sách này là Pudge bởi độ rủi ro mà nó có thể dem lại. Pudge có thể phá vỡ thế trận chặt chẽ bằng cú Meat Hook (Q) đã trở thành thương hiệu.

Tuy nhiên, pick rate của Pudge tỏ ra không đáng tin cậy bởi phần lớn người chơi đều pick hero này với mục đích for fun là chính.

| Hạng Hai |

  • Silencer
  • Witch Doctor
  • Dark Seer
  • Batrider
  • Shadow Shaman
  • Jakiro
  • Venomancer
  • Bristleback
  • Disruptor
  • Lycan
  • Sven
  • Lifestealer
  • Earth Spirit
  • Troll Warlord

Danh sách trên đại diện cho lớp hero không bị ban ngay lập tức và cũng chẳng gây ra quá nhiều tầm ảnh hưởng trong meta. Bạn có thể pick một số hero được liệt kê phía trên mà không phải lên quá nhiều kế hoạch cho các game đấu.

Lifestealer có khoảng 83% winrate sau 24 game đấu tại các vòng loại TI7. Heaven’s Halberd được buff khiến cho Lifestealer dễ dàng solo 1vs1 hơn từ early cho tới lategame.

Shadow Shaman cũng đang nổi bật nhờ một loạt buff nhận được đầu năm nay. Thay đổi nhắm vào cơ chế trói xuất hiện ở Patch 7.00 cũng khiến cho support item Rod of Atos giờ đem lại nhiều hiệu quả hơn, giúp Rhasta có nhiều cách để giữ chân mục tiêu hơn.

Tương tự với Jakiro, hero sử dụng Rod of Atos để giữ kẻ địch trong vùng ảnh hưởng của Macropyre (R) lâu hơn.

Thật thiếu xót nếu không đề tên Bristleback, hero đã từng xuất hiện nhan nhản trong các trận đấu tại Manila Masters. Đợt nerf gần đây nhất đã khiến cho Strenght và damage cộng thêm từ Warpath bị giảm đáng kể buộc Bristleback phải sắm Silver Edge để tiếp tục carry.

| Hạng Ba |

  • Dragon Knight
  • Slardar
  • Drow Ranger
  • Treant Protector
  • Razor
  • Nature’s Prophet
  • Outworld Devourer
  • Storm Spirit
  • Shadow Fiend
  • Ursa
  • Bloodseeker
  • Beastmaster
  • Vengeful Spirit
  • Necrophos
  • Dazzle
  • Ember Spirit

Các hero phía trên đã chứng minh sự hiệu quả của chúng sau một số lượng game nhất định. Chúng được coi là những lựa chọn thay thế khả quan và hoàn toàn khả thi nếu được các team nhắm tới để dùng làm counter các hero phổ thông.

Đáng lưu ý nhất là Beastmaster, hero có 90% winrate sau 10 game tại các vòng loại TI7. Nhờ khả năng thám thính từ Call of the Wild (W), khi Valve đưa nó trở lại, đã giúp Beastmaster rất nhiều nhờ công cụ cảnh báo hoặc hỗ trợ các pha roam khắp map.

Sladar cũng rất khả thi, đủ linh hoạt để dóng vai trò support thay vì “đóng đinh” offlane như trước. Mặc dù thời gian stun của Slithereen Crush (Q) bị giảm thiểu, nhưng đây vẫn là một lựa chọn ổn.

Khả năng Teleport (E) của Nature’s Prophet tất bất cứ điểm nào của map vẫn đang rất hiệu quả trong meta ưu thích roaming. Lượng damage bổ sung cùng khả năng xuất hiện bất cứ đâu trong tích tắc giúp Nature’s Prophet tạo ra sự khác biệt để easy kill rồi thoát đi trước sự bất lực của địch thủ.

Nature’s Prophet có thể carry với Bloodthorn, counter “cứng” các hero chuyên dùng Halberd.


Đây không phải là bảng xếp hạng các vị tướng nên chọn hoặc không trong Dota 2. Như đã đề cập ngay từ đầu, sự đa dạng của các role và laning trong Dota 2 biến gần như tất cả hero đều mạnh một cách bất thường tùy từng trường hợp…

Gamer (Theo Dot Esports)