{keywords}
Đưa AI vào vũ khí, không còn chuyện viễn tưởng. Ảnh: The Wired

Tháng 8 năm ngoái, một loạt máy bay không người lái quân sự và các robot như xe tăng đã xuất hiện trên trời và phía trên các con đường cách Seattle, Mỹ 65km về phía nam. Nhiệm vụ của chúng là tìm kiếm các nghi phạm khủng bố đang ẩn nấp bên trong một số toà nhà.

Không người vận hành nào có thể theo dõi sát sao tất cả các robot. Vì thế, chúng nhận được chỉ dẫn tìm và tiêu diệt kẻ thù khi cần thiết. Đây chỉ là một cuộc diễn tập do Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến, một bộ phận nghiên cứu bầu trời xanh của Lầu Năm Góc, tổ chức. Các robot không được trang bị thứ gì nguy hiểm ngoài thiết bị phát sóng radio, vốn được thiết kế để mô phỏng tương tác với cả robot thù địch lẫn thân thiện.

Theo Wired, đó là một trong số vài cuộc diễn tập được tiến hành vào mùa hè năm ngoái để kiểm tra cách trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp mở rộng tự động hoá trong các hệ thống quân sự hay không, gồm cả trong các tình huống quá phức tạp và diễn biến nhanh. Cuộc diễn tập phản ánh sự thay đổi cách nghĩ của Lầu Năm Góc về vũ khí tự hành khi ngày càng thấy rõ máy móc có thể vượt trội con người trong phân tích các tình huống phức tạp hay hoạt động ở tốc độ cao.

Các vũ khí do AI điều khiển sẽ xuất hiện trên các chiến trường tương lai, Gordon Cooke - Giám đốc Trung tâm mô phỏng West Point kiêm Giáo sư tại Khoa Chỉ dẫn quân sự thuộc Học viện Quân sự Mỹ tại West Point - nhận định trong bài viết đăng trên website US Army.

{keywords}
Hệ thống vũ khí tự hành chết chóc trong chiến tranh bị nhiều quốc gia trên thế giới phản đối, mạnh nhất là Hàn Quốc.

Việc chế tạo một hệ thống giá rẻ, tự động,có thể phát hiện, theo dấu và giao chiến với con người bằng hoả lực chết chóc là bình thường và có thể được thực hiện trong gara xe hơi tại nhà, với kỹ năng ở tầm người yêu thích công nghệ. Đó không phải là khoa học viễn tưởng, mà là thực tế.

Trong tương lai gần, trí tuệ nhân tạo sẽ được sử dụng trong các ứng dụng quân sự để hỗ trợ cho những người ra quyết định. Ngành công nghiệp ô tô cũng tích hợp AI vào các phương tiện giao thông để phân tích các tình huống mà người lái xe phải đối mặt, cũng như cung cấp hình ảnh thực tế cho người lái thông qua màn hình phía trên để giúp tránh tai nạn.

Trí tuệ nhân tạo sẽ được sử dụng để phân tích chiến trường và cung cấp thông tin thực tế cho binh sĩ qua màn hình hiển thị trực tiếp và hệ thống điều khiển vũ khí. Các hệ thống như vậy sẽ được sử dụng để xác định và phân loại các mối đe doạ, ưu tiên các mục tiêu và hiển thị vị trí binh lính và khoảng cách an toàn quanh họ.

Những hệ thống như vậy sẽ lấy thông tin từ các bộ cảm biến trên khắp chiến trường. Binh sĩ con người sẽ vẫn kiểm soát phần lớn các hành động quân sự trong tương lai gần, nhưng AI sẽ cung cấp các phân tích và khuyến nghị dễ hiểu dựa trên các bộ dữ liệu khổng lồ. 

Các hệ thống dựa vào AI đã xuất hiện nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Thị trường AI đạt hơn 21 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến tăng gấp 9 lần vào năm 2025. Các hệ thống AI cung cấp các phân tích dự báo để xác định những gì chúng ta có thể muốn, rồi sau đó cung cấp cho chúng ta những thông tin có liên quan.

{keywords}
Đưa AI vào vũ khí, không còn chuyện viễn tưởng

AI không còn là công nghệ dành riêng cho một số ít máy bay chiến đấu trị giá hàng triệu đô la. Những tiến bộ trong công nghệ phần cứng đã cung cấp các bộ xử lý rẻ hơn, mạnh hơn, nhỏ hơn, có thể được tích hợp với giá phải chăng vào các thiết bị cá nhân của binh sĩ và được hàng trăm nghìn người sử dụng.

Tuy nhiên, việc sử dụng AI trong các hệ thống vũ khí đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong những năm gần đây, nhà báo kỳ cựu chuyên về AI của tạp chí Wired của Mỹ Will Knight cho biết. Google đã phải đối mặt với sự phản đối của nhân viên lẫn công chúng vào năm 2018, sau khi cung cấp công nghệ AI cho không quân Mỹ thông qua một dự án mang tên Maven.

Ở mức độ nào đó, dự án là một phần lịch sử lâu dài về quyền tự hành trong các hệ thống vũ khí, với một số tên lửa đã có khả năng thực hiện các nhiệm vụ giới hạn, độc lập với sự kiểm soát của con người. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy những tiến bộ gần đây trong AI sẽ làm cho quyền tự hành hấp dẫn hơn và không thể tránh khỏi trong một số trường hợp nhất định.

Paul Scharre, tác giả của cuốn sách chuyên về vũ khí tự hành và tương lai của chiến tranh cho biết, đã đến lúc cần có một cuộc thảo luận về công nghệ vũ khí tự hành.

“Những cuộc thảo luận xoay quanh “tự hành có giám sát” phải phức tạp hơn thay vì đơn giản như một phép toán nhị phân “là họ hay không phải họ”. Nếu con người đưa ra quyết định giao chiến với một nhóm máy bay không người lái của kẻ thù, liệu con người có cần phải chọn từng mục tiêu riêng lẻ không?”, chuyên gia thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới này nói.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã ban hành một chính sách về vũ khí tự hành vào tháng 11/2012, trong đó nêu rõ các hệ thống vũ khí tự hành cần có sự giám sát của con người, nhưng điều đó không có nghĩa là binh lính phải đưa ra mọi quyết định.

Một số người có quan điểm khác. Giáo sư Max Tegmark thuộc Viện Công nghệ Massachusetts cho rằng: “Vũ khí tự hành chết chóc rẻ đến mức tên khủng bố nào cũng có thể mua được”. Theo ông, vũ khí AI nên bị cấm như vũ khí sinh học. “Tôi cho rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ hối hận về vũ khí AI hơn là hối hận vì đã vũ trang cho Taliban”.

Phan Lê

Siêu cường AI

Siêu cường AI

Nếu bạn bị ám ảnh bởi TikTok, bạn có thể ngạc nhiên khi biết công ty đứng sau ứng dụng yêu thích đó chính là một tập đoàn AI khổng lồ.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đại dịch Covid-19

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đại dịch Covid-19

Nhiều người hay nói về AI như thể đó một thứ gì đó trong tương lai, nhưng thực tế nó đã xuất hiện từ lâu và được ứng dụng nhiều trong dịch Covid-19.