Mất tiền vẫn không chịu báo cảnh sát

Kim Địch, 35 tuổi, sinh sống ở Thượng Hải (Trung Quốc) là một người phụ nữ giỏi giang, thành đạt. Bản tính mạnh mẽ, tự lập khiến cô không cho phép bất cứ ai bắt nạt mình. Vì vậy, ngay cả khi mất một số tiền khá lớn, Kim Địch vẫn không chịu báo cảnh sát mà âm thầm lên kế hoạch bắt tận tay kẻ trộm.

Theo thông tin từ trang 163, hôm đó, cô Kim phát hiện số tiền để trong tủ tại nhà có vẻ bị ai đó lấy một vài tờ. Dù trong lòng hoài nghi nhưng cô cũng không dám chắc, bởi trước đó cô không đếm chính xác số tiền đó. 

Bán tin bán nghi, cô Kim mua một chiếc két sắt rồi tự tay bỏ 40 cọc tiền vào, trước mặt giúp việc. Cô cho rằng, với chiếc két sắt, không ai có thể động đến số tiền. Trước đó, cô cũng đã đếm rất kĩ số cọc tiền mình bỏ vào.

giupviec.jpg
Người phụ nữ thành đạt muốn tự tay bắt kẻ trộm sau khi bị mất số tiền lớn. Ảnh minh họa. Nguồn: 163

Tuy nhiên, một tuần sau, cô phát hiện tiền trong két "không cánh mà bay" hơn 10 cọc. Dù đã đến mức như vậy, cô vẫn quyết định không báo cảnh sát. Bản thân cô đã nghi ngờ nữ giúp việc tên Tiểu Lý, 30 tuổi. Bởi người có thể mở két sắt không để lại dấu vết và chỉ lấy một ít tiền thì không thể là kẻ trộm chuyên nghiệp. Vả lại trước đó, giúp việc từng vay tiền cô để lo cho người thân bị ốm. Nghĩ bụng, cô quyết định tự tay bắt “tên trộm” phải trả giá. 

Ngày hôm sau, cô lại tiếp tục bỏ tiền và vàng vào trong két sắt trước mặt giúp việc. Tổng giá trị số tiền vàng lên tới 1 triệu tệ (gần 3,4 tỷ đồng). Đêm hôm đó, cô cũng âm thầm lắp một chiếc camera giấu kín tại cửa phòng. Đó là hướng có thể quan sát rõ ràng nhất khuôn mặt của tên trộm. 

Cái kết đắng 

Giúp việc Tiểu Lý là người ở vùng nông thôn Quý Châu. Ban đầu, Kim Địch thấy Tiểu Lý lương thiện, đáng thương nên đã thuê làm giúp việc. Biết nữ giúp việc có hoàn cảnh éo le, người thân ốm bệnh, cô càng thương hơn, nhiều lần hỗ trợ tiền bạc.

Dù Tiểu Lý đã “lọt vào tầm nghi ngờ” nhưng Kim Địch không báo cảnh sát. Cô muốn tự tay trừng trị người có ơn mà không báo.

giupviec1.jpg
Số tiền, vàng trị giá 1 triệu tệ trong két sắt "không cánh mà bay" khiến nữ chủ nhà sửng sốt. Ảnh minh họa. Nguồn: 163

Giải thích về lý do muốn tự mình bắt kẻ trộm, Kim Địch cho biết tuổi thơ vất vả đã khiến con người cô không chấp nhận bất cứ ai qua mặt mình. Kim Địch sinh ra ở quê, từ nhỏ đã thiếu thốn tình cảm của cha, chỉ sống với mẹ.

Hàng xóm láng giềng, người thân dị nghị khi mẹ cô phải tần tảo, làm lụng mọi việc để nuôi con gái. Khi đi học, cô thường xuyên bị bạn bè bắt nạt vì không có bố. Ngay cả họ hàng của mẹ cũng coi thường gia đình cô. Họ chưa từng nở một nụ cười đón nhận hai mẹ con cô.

Dù vậy, mẹ Kim Địch vẫn luôn cố gắng hết sức để nuôi con gái thành người. Mỗi lần bị bạn bè bắt nạt, cô đều chạy về nhà khóc với mẹ. Khi đó, mẹ thường nói với cô rằng: “Con không có bố không phải là cái tội. Con có thể làm tốt hơn họ. Mẹ tin con sẽ làm được, chỉ cần con luôn tin tưởng vào bản thân mình. Con hãy cứ tiến về phía trước”. 

Lời dạy của mẹ ăn sâu vào tâm trí của Kim Địch. Cô đậu đại học có tiếng. Mẹ cô cũng ra sức làm việc để nuôi con gái. Thế nhưng, chưa kịp nhìn thấy con gái tốt nghiệp, bà đã qua đời vì bạo bệnh. Mẹ mất, Kim Địch vô cùng đau khổ. Cô quyết định phải phấn đấu thành tài để không phụ tấm lòng của mẹ.

Ra trường, Kim Địch chỉ đi làm một thời gian ngắn để tích lũy vốn liếng rồi quyết định ra ngoài mở công ty riêng. Chỉ một thời gian ngắn, công việc kinh doanh của cô phất lên "như diều gặp gió". Cô trở thành người phụ nữ thành đạt, giàu có khi mới 35 tuổi. Tuổi thơ bị bắt nạt nên khi giàu có, cô không cho phép người khác chèn ép mình. Đó là lý do vì sao cô lại quyết định tự tay bắt kẻ trộm trong nhà.

Số tiền, vàng trị giá tới 1 triệu tệ mà cô bỏ trong két sắt thử lòng giúp việc quả thật đã “không cánh mà bay” sau hôm lắp camera vài ngày. Dù đã có camera bí mật nhưng cô vẫn rất lo lắng. Nếu kẻ trộm không phải giúp việc thì cô đã mất trắng một số tiền lớn.

Hôm đó, cô lén mở camera để quan sát. Điều Kim Địch không ngờ tới là camera không có hình ảnh. Cô kiểm tra và phát hiện toàn bộ đường truyền của camera đã bị cắt. Cô không biết ai đã vào nhà và lấy đi số tiền đó, cũng không có bằng chứng nào để đổ tội cho giúp việc. 

Quá sốc, Kim Địch vội gọi điện báo cảnh sát. Khi nghe cô trình bày lý do việc vì sao trước đó không chịu khai báo, cảnh sát đã bật cười. Dù vậy, số tiền bị mất quá lớn nên cảnh sát nhận định đây là một vụ án trộm cắp tài sản nghiêm trọng.

Kim Địch vô cùng hoảng loạn. Cô ân hận vì mình đã dùng số tiền quá lớn thử lòng người khác mà không nghĩ rằng, kẻ trộm còn cao tay hơn cả mình. 

Câu chuyện của Kim Địch là bài học đắt giá cho những người mang tiền để thử lòng tham của người khác.