Nhà cung cấp thiết bị viễn thông Thụy Điển cho biết con số này bao gồm 58 hợp đồng được công bố công khai và 56 mạng 5G đang hoạt động trên toàn cầu.
Đánh dấu cho cột mốc quan trọng này của Ericsson về 5G là việc đạt được thỏa thuận với nhà mạng di động Telekom Slovenije trong việc triển khai thương mại 5G tại Slovenia. Theo thỏa thuận đó, Ericsson và Telekom Slovenije đã hợp tác để triển khai thương mại mạng 5G đầu tiên tại Slovenia vào tháng 7 vừa qua.
Ericsson đạt 100 thỏa thuận thương mại 5G trên toàn cầu |
Các dịch vụ 5G mới tại Slovenia đã được ra mắt thông qua việc cài đặt phần mềm cho hệ thống vô tuyến Ericsson và thiết bị mạng lõi chuyển mạch gói (Packet Core) hiện có, nó sẽ cho phép chia sẻ phổ tần giữa mạng 4G và 5G trên phổ tần 2600 MHz sử dụng phương thức ghép kênh phân chia theo tần số (FDD) mà theo truyền thống chỉ được sử dụng cho mạng 4G. Theo các điều khoản của thỏa thuận về triển khai mạng 5G, Ericsson đang cung cấp cho nhà mạng Telekom Slovenije các giải pháp mạng truy cập vô tuyến (RAN) và Packet Core.
Các dịch vụ 5G ban đầu được triển khai tại các thành phố lớn trên khắp Slovenia, ước tính chiếm khoảng 25% dân số. Nhà mạng Telekom Slovenije đặt mục tiêu nâng mức phủ sóng 5G lên 33% dân số vào cuối năm 2020.
Ericsson cho biết, thông báo hợp tác công khai đầu tiên về 5G được đưa ra vào năm 2014. Sau các cam kết đầu tiên về công nghệ và quan hệ đối tác được ghi trong biên bản ghi nhớ (MoU) là việc triển khai các cuộc kiểm tra và thử nghiệm công nghệ sử dụng chuẩn vô tuyến 5G mới (5G NR). Giai đoạn tiếp theo bao gồm các giao dịch thương mại và thông báo triển khai mạng. Ericsson cho biết các đợt ra mắt mạng thương mại 5G đầu tiên đã được công bố vào năm 2018.
Ericsson cũng nhấn mạnh rằng, việc triển khai mạng 5G của họ bao gồm sử dụng kiến trúc mạng 5G không độc lập, 5G độc lập và công nghệ chia sẻ phổ tần của Ericsson.
Hãng viễn thông Thụy Điển cũng đã triển khai mạng 5G ở các băng tần cao, băng tần trung và băng tần thấp trong các môi trường đô thị, ngoại ô và nông thôn để hỗ trợ cho cả truy cập băng rộng di động nâng cao và truy cập vô tuyến cố định. Tại một số thị trường 5G tiên tiến, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông đang cung cấp các dịch vụ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường dựa trên 5G để phục vụ trong các lĩnh vực giáo dục, giải trí và trò chơi.
Ericsson cũng đã làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ, các trường đại học, học viện công nghệ và các đối tác trong ngành để phát triển và theo đuổi các mô hình sử dụng 5G cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các mô hình sử dụng này bao gồm tự động hóa nhà máy, văn phòng thông minh, phẫu thuật từ xa và các ứng dụng trong doanh nghiệp và trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khác.
Hiện tại, Ericsson đã có một số khách hàng quan trọng bao gồm AT&T, Sprint, T-Mobile, US Cellular, Verizon, Bell Canada, Telus, Rogers, Swisscom, TDC, Telenor, Vodafone UK, Wind, Deutsche Telkom, O2 UK, Etisalat, Optus, Ooredoo, Orange France , Vodafone UK, STC, KT, SK Telecom và Telstra.
Trong khi đó, một đối thủ của Ericsson là nhà cung cấp thiết bị viễn thông Nokia của Phần Lan gần đây đã thông báo rằng họ đã đạt được tổng cộng 85 hợp đồng 5G thương mại trên toàn thế giới, trong đó có 33 hợp đồng là mạng 5G đang hoạt động. Trong đó, một số khách hàng quan trọng bao gồm AT&T, KDDI, Korea Telecom, LG Uplus, NTT DoCoMo, O2, SK Telecom, SoftBank, Sprint, STC, T-Mobile US, Verizon, Vodafone Italy và Zain Saudi Arabia.
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
Đại dịch Covid-19 sẽ làm chậm việc triển khai 5G ở châu Âu
Theo một báo cáo gần đây của Công ty Kiểm toán hàng đầu thế giới PwC có trụ sở tại Anh cho biết, đại dịch Covid-19 sẽ làm chậm việc triển khai mạng 5G ở châu Âu từ 12 đến 18 tháng.