Thứ Năm (24/3), các nhà lập pháp EU đã đưa ra những bước cuối cùng về một quy tắc chưa từng có nhằm hạn chế sự thống trị thị trường của những gã khổng lồ công nghệ lớn của Mỹ như Google, Meta, Amazon và Apple.

{keywords}

Tại Brussels, các nhà đàm phán từ các quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu đang lập danh sách cuối cùng về những việc nên làm và không nên làm, hành động này giống như “người gác cổng” Internet tuân theo các quy tắc đặc biệt.

Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) đã đẩy nhanh các thủ tục lập pháp của khối. Ủy viên EU Thierry Breton cho biết, điểm chính của luật là ngăn chặn thủ tục kéo dài nhiều năm và những cuộc đấu tranh tại tòa án cần thiết để trừng phạt hành vi độc quyền của Big Tech, nơi các vụ việc có thể kết thúc với khoản tiền phạt rất lớn nhưng ít thay đổi về cách thức kinh doanh của những gã khổng lồ này.

Nếu được thông qua, bộ luật sẽ trao cho Brussels quyền hạn chưa từng có trong việc để mắt đến quyết định của các Big Tech.

Dự luật bao gồm 20 quy tắc, trong nhiều trường hợp nhằm vào các hành vi của Big Tech chống đối quy định của EU về cạnh tranh. Bao gồm cả quy định buộc Apple phải mở App Store cho các hệ thống thanh toán thay thế, điều mà nhà sản xuất iPhone phản đối dữ dội.

Google được yêu cầu cho người dùng Android thay thế công cụ tìm kiếm mặc định, Google Maps hay trình duyệt Chrome. Apple có thể bị buộc phải nới lỏng “gọng kìm” đối với iPhone, khi cho phép người dùng gỡ cài đặt trình duyệt Safari hay các ứng dụng của hãng mà hiện giờ không thể xóa bỏ.

Các công ty Big Tech đã vận động hành lang mạnh mẽ để chống lại quy tắc mới và các công ty đã được bảo vệ ở Washington.

Sau khi các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận, DMA sẽ đi đến vòng bỏ phiếu cuối cùng trong một phiên họp đầy đủ của Nghị viện châu Âu cũng như của các bộ trưởng từ 27 quốc gia thành viên EU. Các quy tắc có thể được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/1/2023, dù các công ty công nghệ đang yêu cầu thêm thời gian để thực thi.

Thái Hoàng (Theo Digital Journal)

 

Big Tech rút khỏi Nga: Được nhiều hơn mất?

Big Tech rút khỏi Nga: Được nhiều hơn mất?

 Những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon đang tự tạo ra cơ hội khi ngừng các dịch vụ của mình tại Nga.