Hãy cùng CareerBuilder.vn tham khảo những giai đoạn cảm xúc tiêu cực mà một người sẽ trải qua khi không may rơi vào tình huống mất việc để nghiệm ra những điều giá trị cho riêng mình bạn nhé!

Khủng hoảng tài chính

Mọi chuyện bắt đầu từ khủng hoảng tài chính. Nếu bạn làm việc để có thu nhập trang trải cuộc sống thì khủng hoảng kinh tế là vấn đề sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nó khiến những ai thất nghiệp rất áp lực khi phải đối phó với các vấn đề tài chính cơ bản nhất như chi trả các hóa đơn điện, nước, điện thoại, xăng xe...

{keywords}
 

Ở giai đoạn này, lần lượt các vấn đề khác nhau bắt đầu phát sinh từng bước một. Nó khiến bạn hiểu ra rằng cuộc sống mình phụ thuộc vào tình trạng công việc. Bạn không hề có tiền thu vào mà chỉ toàn chi ra, trong khi đó, số dư ngân hàng đang có nguy cơ giảm về số không một ngày không xa. Tình trạng này khiến nhiều người bắt đầu rời xa dần thói quen “tận hưởng cuộc sống”.

Và tác động tiêu cực nhất mà tình trạng thất nghiệp có thể gây ra trong giai đoạn này là bạn bắt đầu vay mượn “nơi này một chút, nơi kia một chút” để giải toả các đợt khủng hoảng tài chính.

Tự vấn bản thân

Thất nghiệp lâu hơn chút nữa, bạn sẽ có cảm giác rất tệ về bản thân, tự trách mình sao lại đánh mất nhiều cơ hội. Bắt đầu hối hận về các trải nghiệm trong quá khứ và những cuộc phỏng vấn mà bạn thể hiện chưa tốt. Bạn tua lại câu chuyện, rồi băn khoăn về nó, và lãng phí toàn bộ thời gian chỉ cho việc ngồi không suy ngẫm.

Bạn không thể tìm ra lời biện minh đúng đắn nào cho những sai sót xưa. Cuối cùng, khi đối mặt với các cuộc phỏng vấn mới, bạn vẫn không thể tìm được câu trả lời thật sự cho chuyện đã qua và cũng không cung cấp được thông tin cần thiết cho người phỏng vấn ở công ty mới.

Thay vì lãng phí thời gian cho quá khứ, nên nhớ rằng thực tại mới là điều cần được đánh động và hiểu đúng vào lúc này. Bởi chúng ta cứ luôn giả định rằng mọi chuyện không hay tới giai đoạn này cũng sẽ được sắp xếp ổn thoả, nên khi các vấn đề xảy ra không giống vậy, chúng ta lại hối hận vì đã khiến bản thân thất nghiệp.

Chán nản, buồn khổ, thiếu tự tin

Rồi sẽ đến lúc bạn trở nên chán nản vì thất bại trong sự nghiệp. Tình huống này khiến bạn nghĩ rằng mình nên chuyển nghề khác. Sau nhiều lần phỏng vấn xin việc không thành, bạn đã bắt đầu suy sụp và chẳng thể chấp nhận thất bại này thêm nữa.

Bạn cứ luôn đặt ra câu hỏi về khả năng của mình, bắt đầu chỉ trích và tự hạ thấp bản thân. Bạn trở nên nhạy cảm với hầu hết tình huống trong cuộc sống, liên hệ mọi thứ với tình trạng thất nghiệp của mình, và cho rằng đó là lý do của mọi chuyện.

Tất cả chúng ta đều sẽ phải đối mặt với những trải nghiệm tồi tệ trong mọi cuộc phỏng vấn nếu không tin vào chính mình. Đặc biệt, ở giai đoạn này, chúng ta sẽ dễ làm sai và đưa ra nhiều quyết định không hợp lý.

{keywords}
 

Đặt tiêu chuẩn thấp

Bước sang giai đoạn thất nghiệp này, bạn quyết định chấp nhận bất kỳ cơ hội nào đến với mình. Bạn ít bận tâm về chuyện kinh nghiệm hay tiềm năng tương lai nữa vì cần phải sống sót và giải quyết “nỗi đau thất nghiệp” quá lâu bằng mọi giá.

Có khả năng bạn sẽ nhận làm các công việc online để được trả tiền. Nhằm đối phó tạm thời với tình huống khủng hoảng, có người chọn làm cho quán cà phê, tiệm pizza hoặc nhà hàng, nhưng quyết định này có thể làm hỏng hồ sơ và tương lai sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ gặp khó khăn vì không thể trình bày suôn sẻ các kinh nghiệm như vậy trong cuộc phỏng vấn tiếp theo.

Những biểu hiện khác của việc tự hạ thấp tiêu chuẩn là bạn sẽ chấp nhận làm việc với mức lương thấp so với thị trường, bị hạ cấp bậc, làm công việc không liên quan đến chuyên môn… Điều này xảy ra vì bạn đã lãng phí nhiều thời gian vào các lựa chọn hoặc lời mời không phù hợp.

Quyết định ngẫu nhiên

Nhiều người làm việc với các công ty trên cơ sở hợp đồng. Khi thời hạn hợp đồng kết thúc, chu kỳ thất nghiệp bắt đầu. Những gián đoạn nghề nghiệp này có thể khiến bạn trả giá nhiều hay ít, tất cả phụ thuộc vào mức độ thông minh trong việc đưa ra quyết định và khám phá vị trí tuyển dụng của bạn. Giai đoạn này là lúc dễ xảy ra tình trạng “sai người sai vị trí” nhất.

{keywords}
 

Có khả năng bạn sẽ khiến sự nghiệp bị hủy hoại theo cách này. Làm bừa công việc nào đó để nhận về mức lương tối thiểu, trong khi nó sẽ không giúp ích gì cho sự nghiệp của bạn. Sự nghiệp bắt đầu từ con số không lại lần nữa. Tất cả những nỗ lực và kinh nghiệm dường như bị vất vào “sọt rác”.

Thất nghiệp không ai muốn nhưng nếu bạn chưa thể tìm công việc phù hợp thì ít nhất tinh thần của bạn cần được nuôi dưỡng khỏe mạnh, chuẩn bị năng lượng cho cơ hội cống hiến trong tương lai.

Một lời khuyên cuối mà CareerBuilder.vn dành cho bạn đó là trước khi quyết định rời bỏ một công việc, hoặc thậm chí ngay cả khi mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ, bạn vẫn luôn nên có sẵn những phương án dự phòng thích hợp và chủ động mở rộng kết nối nghề nghiệp để có thể linh hoạt ứng phó với các tình huống biến động khác nhau trong cuộc sống, vốn đôi khi không theo mong muốn!

(Nguồn: CareerBuilder)