Cả cuộc đời cụ Phạm Thị Lượng (SN 1937, trú tại thôn Tân Lập, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) chưa có nổi một ngày được nghỉ ngơi. Ở độ tuổi gần đất xa trời, hàng ngày, cụ vẫn cặm cụi đi nhặt bai thông (vỏ thông vụn - từ địa phương) trên rừng về bán kiếm tiền, nuôi con trai út 44 tuổi bị bệnh tim và hai cháu nội đang tuổi ăn học.

{keywords}
 Cụ Lượng thuộc diện hộ nghèo đã lâu, gia đình không có tài sản gì.

Nước mắt ngắn dài, cụ Lượng tâm sự, trước đây ông Niên lập gia đình với một người phụ nữ cùng làng. Niềm vui càng nhân lên khi gia đình có thêm hai con là Kim Huệ (SN 2007) và Tuấn Kiệt (SN 2009).

Hạnh phúc quá ngắn ngủi khi vợ ông Niên đột ngột bỏ lại 3 bố con để vào TP HCM sinh sống. Từ đó, ông Niên sống cảnh gà trống nuôi con, trở thành trụ cột cho người mẹ già và hai đứa con thơ dại.

Vốn không có nghề nghiệp ổn định, để có tiền trang trải cuộc sống với 4 miệng ăn, ông Niên nhận làm đủ việc, phụ hồ, trồng tràm, nhặt phế liệu và nhiều công việc thời vụ khác. Thậm chí, ngay trước lúc lâm bệnh ông vẫn gắng gượng làm.

{keywords}
 Cụ Lượng bên những bao đựng bai thông do cụ tích cóp hàng ngày.

Trong khi đó, hàng chục năm nay, cụ Lượng vẫn mưu sinh bằng nghề nhặt bai thông. Công việc vất vả, thu nhập thấp (5.000 đồng/ký) nhưng với cụ, đây là công việc nuôi sống cụ bấy lâu nay, là chiếc phao cứu sinh cụ bám vào để lo lắn cho con cháu.

Những hôm khỏe, tôi lên rừng từ lúc 4h, vì đi đến nơi trời đã rất sáng rồi. Tháng ngày con nằm viện, sợ không ai nhắc dậy nên tôi không dám chợp mắt. Tôi chỉ mong trời nhanh sáng để được đi nhặt bai", cụ kể. Đi từ sớm đến trưa thì cụ về, hai chân như lết từng bước vì bai thông nhiều, chất đầy bao nặng nhọc.

"Mấy hôm nay tôi phải đi xa cả chục kilomet thì mới có bai thông. Có lần tôi đi xa quá, bị lạc trong rừng. Ngày nắng vừa đi vừa nghỉ không biết bao nhiêu lần, chiều muộn mới về tới nhà", cụ nói.

{keywords}
Hiện tại, cơ thể ông Niên đang đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo, ông không làm gì được.
{keywords}

Gương mặt khắc khổ của cụ bà Phạm Thị Lượng.

Trung bình mỗi ngày, cụ nhặt được khoảng 15-20 kg bai thông, bán được vài chục ngàn đồng. Số tiền này dành để mua thức ăn cho cả nhà. Chứng kiến cảnh mẹ già còm cõi lao động nuôi con bệnh, cháu nhỏ, nhiều người không khỏi xót xa.

Mặc dù vậy, cuộc sống vẫn yên ả cho đến khi con trai út của cụ, ông Nguyễn Văn Niên (SN 1977) phát hiện mắc bệnh tim.

Ông Niên kể lại, đầu năm 2020, nhiều lần đi phụ hồ, ông bị ngất xỉu tại các công trình. Nhưng vì gia cảnh khó, cứ thế ông cắn răng chịu đựng. Mãi đến cuối năm 2020, được mọi người khuyên nhủ, ông mới khăn gói đi khám.

{keywords}
 Những bữa ăn hàng ngày của gia đình cụ Lượng.

Lặn lội qua nhiều bệnh viện khác nhau nhưng tìm không ra bệnh mà chi phí cũng cạn kiệt, cuối cùng, bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị chẩn đoán ông bị đau tim, phải phẫu thuật để đặt máy tạo nhịp tim. Lúc ấy, mọi người trong gia đình đều ngã ngửa.

“Cả nhà chỉ có 2 sào ruộng, được mùa thì mới đủ 4 miệng ăn, nếu mất mùa thì phải mua thêm gạo. Trước đây tôi còn khỏe thì đi làm lấy công về trang trải cuộc sống. Vậy nên không có tiền để dành. Khi đau ốm được các anh chị em vay mượn cho mới có tiền phẫu thuật”, ông Niên chia sẻ.

{keywords}
Bé Kim Huệ đang học lớp 8 còn Tuấn Kiệt học lớp 7 Trường Tiểu học và THCS Cam Tuyền.

Hai con của ông Niên đang học cấp 2, do nhà nghèo nên được miễn giảm một số chi phí. Thế nhưng với tình cảnh hiện tại, bố đau, bà già yếu, rất có thể các em sẽ phải dừng lại việc học. 

Hàng ngày, ngoài giờ học, hai em vẫn giúp bà phụ giúp việc nhà. Tuổi nhỏ, sức khoẻ không có, các em chẳng làm được gì nhiều, cụ Lượng vẫn là người cáng đáng chính.

{keywords}
 Ngoài nhặt bai thông, cụ còn nhặt củi về bán kiếm tiền nuôi con út mắc bạo bệnh.
{keywords}
 Số thuốc thang ông Niên uống để điều trị bệnh tim hàng ngày.

Mới đây, ông Niên lại lên cơn đau tim, một mình đi tái khám. Lần này, ông bị nhiễm trùng ở vị trí đặt máy tạo nhịp tim, phải tiếp tục phẫu thuật. Khoản nợ cũ vẫn chưa trả được, nợ mới chồng chất, tổng lên đến 50 triệu đồng khiến gia đình thêm khánh kiệt. 

Phó Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ) Trần Thọ Bình cho biết, hoàn cảnh của cụ Lượng quá bi đát. Mong bạn đọc có thể quan tâm, giúp gia đình cụ vơi bớt khó khăn, ông Niên có thêm chi phí điều trị bệnh.

Hương Lài

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Niên, thôn Tân Lập, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. SĐT: 0977449762
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.284 (cụ Phạm Thị Lượng)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Nữ sinh đạt 27,75 điểm không dám đi học, chỉ mong có tiền cho mẹ chữa bệnh

Nữ sinh đạt 27,75 điểm không dám đi học, chỉ mong có tiền cho mẹ chữa bệnh

Đạt 27,75 điểm nhưng Mỹ Na không đăng ký học đại học vì hoàn cảnh gia đình. Nhiều lần đứng trước cha mẹ ốm đau, cô học trò hiếu thảo chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, nghẹn đắng.