Chia sẻ của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng trong buổi toạ đàm và nhận ý kiến đóng góp nhân kỷ niệm 10 năm thi hành Luật CNTT.

Nhân kỷ niệm 10 năm thi hành Luật Công nghệ Thông tin (CNTT), Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) vừa tổ chức buổi toạ đàm “Luật CNTT và định hướng phát triển trong thời gian tới”.

Tham gia buổi toạ đàm này có đại diện các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, các hội và hiệp hội như Hiệp hội Internet Việt Nam, Hội tin học, Hội truyền thông số, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa)… Bên cạnh đó là sự góp mặt của các doanh nghiệp ICT lớn trong nước như Viettel, VNPT, FPT, CMC, Nhaccuatui cùng nhiều đơn vị khác.

{keywords}
Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ nhiều ý kiến thú vị trong buổi tọa đàm đóng góp ý kiến với Bộ Thông tin & Truyền thông. Ảnh: Trọng Đạt

Luật CNTT được Quốc hội thông qua năm 2006 là văn bản luật đầu tiên về CNTT ở Việt Nam. Sự ra đời của luật CNTT đã tạo ra hành lang pháp lý cơ sở cho các hoạt động phát triển và ứng dụng CNTT.

Tuy nhiên sau 10 năm thi hành, Luật CNTT đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế trong bối cảnh ngành CNTT đang có bước phát triển nhanh với những sự thay đổi mang tính đột phá theo xu hướng chung của ngành công nghệ thế giới. Sự chuyển dịch mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong thời đại số đã đặt ra nhiều thách thức và đòi hỏi các quy định mới phù hợp trong lĩnh vực CNTT.

Tại buổi hội thảo, lần lượt các doanh nghiệp đã lên tiếng chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong thời gian qua. Đồng thời, đưa ra các ý kiến đóng góp cho Bộ TT&TT nhằm hoàn chỉnh hơn nữa Luật CNTT và cho ra đời các chính sách phù hợp để khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ.

Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, thực tế sau hơn 10 năm triển khai thi hành luật CNTT, trong bối cảnh tình hình quốc tế, sự phát triển của Việt Nam và bản thân ngành CNTT đã có nhiều thay đổi. Tại Việt Nam, năng lực quản lý, nhu cầu ứng dụng, phát triển CNTT và trình độ dân trí cũng đã được nâng cao.

Hiện đang có những xu hướng phát triển công nghệ mới có nhiều đột phá và sáng tạo như IoT, SMAC, Trí tuệ nhân tạo (AI), Robotic… Đây là những nền tảng cơ bản để thế giới bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc rà soát, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về CNTT để phù hợp với xu thế và thực tế phát triển trở nên cấp bách. Do đó, Chính phủ đã yêu cầu Bộ TT&TT chủ trì, xây dựng đề án sửa đổi, bổ sung Luật CNTT.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thành Hưng. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, mục tiêu của Bộ TT&TT là tiến hành xác định những rào cản, những vấn đề mà Nhà nước, Quốc hội cần phải thấy. Nếu không giải quyết điều đó, sẽ không thể đưa ngành CNTT Việt Nam lên được tầm cao mới. Bộ TT&TT mong đợi ngành CNTT trở thành ngành hạ tầng của hạ tầng và mong muốn góp sức mình trong việc xây dựng một Chính phủ kiến tạo.

Trước chia sẻ về những khó khăn của các doanh nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay trong vấn đề quản lý nhà nước về CNTT là sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó là sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là tại lĩnh vực điện tử, một ngành có nhiều đóng góp và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế.

Bộ cũng đang đề xuất với chính phủ, xin giảm mức độ đóng góp của viễn thông công ích, từ 1,5% xuống còn 0,5%. Bên cạnh đó, khuyến khích việc đặt ra các quy định để tăng số lượng các giao dịch điện tử, giảm bớt các giao dịch tiền mặt. Có như vậy mới xây dựng được Chính phủ điện tử và phát triển được một xã hội kết nối.

Mục tiêu của Nhà nước khi quản lý các doanh nghiệp viễn thông không phải là lo lắng các doanh nghiệp đạt doanh thu, lợi nhuận bao nhiêu. Điều băn khoăn nhất là mức độ phục vụ của các doanh nghiệp đối với xã hội.

Chia sẻ về điều này, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng: “Sự tăng trưởng về doanh thu là cần thiết đối với doanh nghiệp, nhưng quan trọng hơn là vai trò đối với xã hội. Mức giá dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đã rất rẻ rồi, nhưng nó phải tiếp tục rẻ và chất lượng cao hơn nữa. Đấy là đòi hỏi của cơ quan quản lý nhà nước”.

Trọng Đạt

Mạng 4G đã phủ sóng tới 95% dân số Việt Nam

Mạng 4G đã phủ sóng tới 95% dân số Việt Nam

Hơn 80.000 trạm thu phát sóng 4G đã và đang được triển khai nhằm mục tiêu phủ sóng 4G trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ nay cho đến cuối năm 2017.  

Nhiều người Việt đổi SIM 4G dù điện thoại không hỗ trợ

Nhiều người Việt đổi SIM 4G dù điện thoại không hỗ trợ

Có một thực tế ở Việt Nam, nhiều người sử dụng điện thoại chỉ hỗ trợ đến 3G nhưng vẫn đi đổi SIM 4G.

Điện thoại "cục gạch" 700 ngàn vẫn lướt Facebook, Zalo bằng 4G

Điện thoại "cục gạch" 700 ngàn vẫn lướt Facebook, Zalo bằng 4G

Trên thị trường di động thời gian tới sẽ xuất hiện một số mẫu điện thoại cơ bản với giá dưới 700.000 đồng nhưng vẫn có 4G và các ứng dụng mạng xã hội.