- Mẹ và 7 con trong cùng một nhà đều bị mắc ung thư đại trực tràng, trong đó 2 người đã không qua khỏi.
TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại Bụng 1, Bệnh viện K cho biết, gia đình ông Phạm Duy Vinh (51 tuổi, Ninh Giang, Hải Dương) là trường hợp mắc hội chứng ung thư gia đình khá hiếm gặp.
Anh cả của ông Vinh mắc ung thư đại trực tràng và đã mất từ lâu. Năm ngoái, mẹ ông là Vũ Thị Toan qua đời ở tuổi 74 cũng vì căn bệnh này.
Gia đình còn 8 anh em thì hiện có tới 6 người mắc ung thư đại trực tràng, đang điều trị tại BV K. Riêng ông Vinh, mới phát hiện bệnh vào cuối năm 2017. Ban đầu, ông chỉ thấy rối loạn tiêu hoá, hay đau bụng, đi ngoài ra máu nhiều lần.
Con gái chăm ông Vinh tại BV K |
Khi đến BV K khám, bác sĩ chẩn đoán ông mắc ung thư đại tràng góc lách, cần phẫu thuật.
Tuy nhiên do hoàn cảnh khó khăn, vợ mới bị đột quỵ nên ông Vinh âm thầm chịu đựng, đến giữa tháng 3 vừa qua mới vào viện điều trị.
Theo kế hoạch, bác sĩ sẽ mổ nội soi, tuy nhiên do vị trí khối u khó nhận biết nên phải mổ mở để bóc. Khối u lấy ra có kích thước 1x2cm. Sau mổ, bệnh nhân được chỉ định truyền hoá chất và xạ trị.
TS Bình cho biết, phần lớn ung thư không liên quan đến di truyền và không để lại bệnh cho các thế hệ sau nhưng riêng ung thư đại trực tràng, có khoảng 5% người mắc có yếu tố di truyền về gene, gọi là hội chứng ung thư gia đình.
“Do là bệnh viện ung thư tuyến cuối nên mỗi năm chúng tôi cũng gặp 2-3 gia đình có anh chị em cùng mắc ung thư nhưng nhiều nhất chỉ 3-4 người, còn trường hợp gia đình bệnh nhân Vinh có tới 8 người cùng mắc thì lần đầu chúng tôi gặp”, BS Bình chia sẻ.
Thống kê 5% người mắc bệnh ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền về gen, gọi là hội chứng ung thư gia đình, gồm 2 nhóm bệnh, có nhiều nghiên cứu dịch tễ học đề cập:
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là dạng ung thư phổ biến, đứng hàng thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư dạ dày ở nam, sau ung thư vú, cổ tử cung ở nữ và tăng rất nhanh.
Năm 2000, số mắc ở nam giới là 2.878 ca, đến năm 2010 đã tăng gần gấp 3 lên mức 7.568 ca và dự báo đến 2020 lên hơn 13.000 ca.
Ở nữ giới, trong vòng 10 năm, số ca mắc cũng tăng gấp 3 lần, từ hơn 2.500 ca năm 2000 lên 6.110 ca năm 2010 và dự báo 2020 lên 11.124 ca.
Bài 2: Làm sao để tránh ung thư di truyền
5 dấu hiệu sớm của bệnh ung thư trực tràng
Hầu hết dấu hiệu sớm của bệnh ung thư đại trực tràng đều không được chú ý nên rất nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, không thể cứu chữa.
Rùng mình quy trình chế củi tre thành thuốc trị ung thư
"Đột nhập" cơ sở ở An Dương, Hải Phòng chứng kiến tre, nứa, củi khô được đốt lấy than, nghiền bột rồi biến thành thuốc chữa ung thư.
Ăn gì để tránh ung thư trực tràng?
Ung thư đại trực tràng có tỉ lệ tử vong lên tới 70% nhưng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh.
Dân Hà Nội sẽ được sàng lọc ung thư đại trực tràng miễn phí
TP.Hà Nội đã mua được 100.000 test để triển khai thí điểm sàng lọc ung thư đại trực tràng cho toàn bộ người dân thủ đô có độ tuổi từ 40 trở lên.
Bị ung thư đại trực tràng vẫn sống khỏe tới già
Nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, bệnh nhân không tái phát. Đã có người sống khỏe mạnh hơn 20 năm, hiện đã gần 80 tuổi.
Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng
Kiểm tra sàng lọc ung thư đại trực tràng có thể tìm thấy polyp tiền ung thư vì vậy chúng có thể được cắt bỏ trước khi trở thành ung thư. Theo cách này, có thể phòng tránh được ung thư đại trực tràng.
Từ viêm đại tràng tới ung thư đại trực tràng rất gần
Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: đối với bệnh nhân mắc viêm đại tràng mạn tính nếu không chữa dứt điểm sẽ khiến bệnh kéo dài trong nhiều năm thì nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng là 20%.
Thúy Hạnh