Trong khi đó, các ngân hàng (NH) cho biết, sẵn sàng cho vay nhưng đang vướng về quy định an toàn, trong khi các hãng bay thì liên tục thua lỗ và dòng tiền bị âm.

Vay ưu đãi, dài hạn

Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ của các hãng hàng không cho thấy rất nhiều khó khăn về tài chính.

Cụ thể, cân đối dòng tiền bị phá vỡ. Hiện nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng bay lớn nhất Việt Nam đã lên tới 36.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng VNA 20.000 tỷ đồng.

Nhu cầu tín dụng để trang trải các khoản nợ phải trả là: VNA cần hỗ trợ vốn vay ưu đãi 10.000-12.000 tỷ để cân đối dòng tiền; Vietjet đề nghị hỗ trợ khoản vay tín dụng trên 10.000 tỷ, Bamboo đề nghị được vay 5.000 tỷ theo hình thức tái cấp vốn từ các NH như đã áp dụng VNA và khoản tín dụng ưu đãi lãi suất thời gian 3-4 năm. Bên cạnh đó, Paciffic Airlines cần vay 5.700 tỷ để phục hỗi sản xuất, trong đó cần ngay trong năm 2021 và đầu năm 2022 ít nhất là 2.000 tỷ đồng; Vietravel đề nghị cho vay 1.000 tỷ đồng với mức lãi suất 0% hoặc lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ dài hạn.

Tổng nhu cầu theo đề xuất của các DN: Trên 30.000 tỷ đồng

Hiệp hội đề xuất 2 gói vay cụ thể: Áp dụng cơ chế tái cấp vốn vay lãi suất 0% như đã áp dụng với VNA cho các hãng hàng không khác với quy mô vốn từ 4.000 tỷ đồng, thời hạn tối đa 3 năm. Đồng thời, cho phép các hãng hàng không thuộc Hiệp hội được vay gói hỗ trợ 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất (ngân sách cấp bù lãi suất 4%), thời hạn: 3-4  năm.

{keywords}
Các hãng hàng không tiếp tục kiến nghị được hỗ trợ tín dụng lãi suất ưu đãi

Đại diện Vietravel Airlines cho biết, dòng tiền bị âm, các hãng hàng không vô cùng khó khăn và hệ lụy của nợ và lỗ sẽ tiếp tục khó khăn trong những năm tới. Như vậy, các khoản nợ đã vay, sẽ vay và các khoản nợ cần thu lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh là cấp thiết. DN hàng không với chi phí cực lớn, nếu không được cho vay ngay thì khó để tồn tại.

“Tôi khẳng định, trong mùa dịch này, không hãng nào vận chuyển mà có lãi, còn âm lớn. Lỗ lớn và nhanh như vậy nên rất mong muốn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các ngân hàng thương mại (NHTM) chia sẻ với DN”, đại diện Vietravel Airlines nói.

Tuy nhiên, vay phải có bảo lãnh tài sản và đây chính là cái khó nhất của các hãng hàng không. Vì thế, đại diện Vietravel Airlines cho rằng, các hàng không nhiều lúc không có gì ngoài dòng tiền nhưng dòng tiền đó đang bị co hẹp. 

Xây dựng gói lãi suất ưu đãi

Tại cuộc họp chiều 28/9, Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ, chưa khi nào hàng không lại khó khăn như hiện nay. Gói 4.000 tỷ đồng đã thấy khó khăn của VNA, có quy mô lớn và ra đời sớm nhất. 

Lãnh đạo NHNN đề nghị các NHTM chủ động giảm lãi cho các hãng hàng không, các NH chủ động quyết định cho các hãng vay tín chấp. Về nhu cầu vay vốn hàng không khá lớn để hồi phục, vì thế nhu cần tăng hạn mức tín dụng SBV sẽ cân nhắc nới, bổ sung bởi khả năng khi bay được thì các hãng hồi phục nhanh.

Sau đây, các bộ ngành như Bộ KH-ĐT, GTVT, Tài chính và NHNN sẽ phối hợp đề xuất gói tín dụng ưu đãi cho các hãng để trình lên Chính phủ sớm.

Hiện nay, dư nợ tín dụng ngành hàng không là 24 nghìn tỷ với khoảng 3/4 là lãi suất ưu đãi ở mức 5%. Việc ngành hàng không đề xuất cho vay ưu đãi 30 nghìn tỷ nữa là khoảng 50 ngàn tỷ, không phải là lớn nhất là so với quy mô tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý rằng, hiện nay có khoảng 3,5-4 triệu tỷ đồng dư nợ gặp khó khăn bởi dịch trên tổng 9,8 triệu tỷ đồng của cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN cũng bày tỏ: NH cũng là một ngành kinh tế, NH cũng là DN, các NH hiện cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, về điều hành vĩ mô của NHNN thời điểm này rất lo lắng, không phải ngay hôm nay mà là trung hạn trong mấy năm tới. Lạm dụng quá chính sách tiền tệ quốc gia sẽ phải trả giá đắt nếu lạm phát không kiểm soát được.

Từ phía các NHTM, BIDV kiến nghị NHNN xem xét tháo gỡ khó khăn cho các NH trong việc thực hiện các chính sách tài trợ cho các hãng hàng không đang lỗ liên tục và chưa xác định rõ được khả năng trả nợ trong tương lai. Đây là khó khăn của NH khi tiếp tục cấp vốn, duy trì và gia tăng hạn mức cho các hãng hàng không.

Đại diện Vietcombank cho biết, bên cạnh việc cơ cấu nợ, giảm lãi, phí, VCB vẫn cấp tín dụng dù tình hình tài chính của DN hàng không có khó khăn. Mặt bằng lãi suất cho các DN hàng không vay rất là rất thấp. Nếu tính các chi phí, trích lập dự phòng thì lãi suất cho vay đối với DN hàng không mang tính hỗ trợ là chủ yếu.

Ngân hàng MSB cũng cho rằng, hiện nay cấp tín dụng cho các hãng hàng không có thể lỗ tạm thời thì NH có thể chấp nhận hy sinh về lãi suất, phí để chia sẻ khó khăn. Tuy nhiên, NH không thể vượt qua được vì NH cần phải bảo toàn vốn. Khi cấp tín dụng mà không có phương án khả thi chứng minh nguồn trả nợ thì rất khó cho vay. Trong khi đó, Tổng giám đốc HDB kiến nghị sẵn lòng hỗ trợ thêm nếu NHNN nới giới hạn tín dụng.

Mai Nam

Gánh khoản lỗ gần 18.000 tỷ, ông lớn số 1 đối mặt nguy cơ mới

Gánh khoản lỗ gần 18.000 tỷ, ông lớn số 1 đối mặt nguy cơ mới

Vietnam Airlines (HVN) thua lỗ lớn và đối mặt với nguy cơ hủy niêm yết cổ phiếu do âm vốn chủ sở hữu. Hãng hàng không số 1 Việt Nam đang tìm cách tái cơ cấu để vượt khó.