Hấp thu ngôn ngữ hay học ngôn ngữ?

Sự hấp thu một ngôn ngữ, chứ không phải “học được” một ngôn ngữ, được bắt nguồn từ những tình huống đời sống thực tế. Như những ngày còn bé chúng ta đã từng học rất tốt tiếng mẹ đẻ của mình. 

Đó là luận điểm nổi tiếng của Nhà ngôn ngữ học Stephen Krashen. Theo ông, sai lầm của chúng ta là cố gắng dạy trẻ ngoại ngữ theo cách dạy các môn khoa học, lịch sử hay toán học. Thay vào đó, hãy để trẻ được hấp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên như cách học tiếng mẹ đẻ những ngày đầu đời: học từ lắng nghe, quan sát những tình huống thực tế, nắm bắt thông điệp, tự tin thực hành và tương tác bằng bản năng mà không phải sợ sai.

{keywords}
 Học ngôn ngữ tự nhiên như cách trẻ học tiếng mẹ đẻ từ ngày đầu đời

Tiếng Anh ở Việt Nam phần lớn phổ biến dưới hình thức dạy - học mà không phải ở khía cạnh hấp thu ngôn ngữ. ESL (English as a second language) - Dạy và học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai - coi việc học các dạng thức ngữ pháp, cấu trúc ngôn ngữ là khởi điểm đầu cho trẻ. Trong khi đó EFL (English as a first language) coi nền tảng của việc hấp thu, nắm bắt ngôn ngữ là hiểu được thông điệp, ngữ cảnh và thực hành sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp trong các bối cảnh đời sống. 

Một số cơ sở giáo dục tiếng Anh tiên phong đã và đang cập nhật theo tư duy EFL. Theo British Council (Hội đồng Anh), lý do một đứa trẻ thành thạo ngôn ngữ đầu tiên hay một người học tiếng Anh đạt điểm 9.0 trong bài thi IELTS chính là người học đã “tiếp thu hay hấp thu” ngoại ngữ một cách tự nhiên thay vì ''học được''. Theo báo cáo của Wall Street English, hiệu quả thực tế đã được chứng minh với 97% người học đã thành công với phương pháp này. 

Ông Mai Duy Quang, CEO nền tảng học tiếng Anh trực tuyến eKidEnglish nhận định: “EFL xây dựng giáo trình, tư duy về mặt thiết kế ngôn ngữ để học sinh suy nghĩ và nói được tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, không chỉ là một ngoại ngữ. Học sinh có thể nói, trêu đùa với nhau bằng tiếng Anh mà không bị vấp vì suy nghĩ 100% trong đầu bằng tiếng Anh”.

Như vậy, thay vì đọc - chép thông thường, thông qua công nghệ đa tương tác, học liệu cuốn hút và các phương pháp học đa chiều, trẻ không chỉ cải thiện ngoại ngữ mà còn được tiếp thêm cảm hứng với tiếng Anh, hấp thu ngôn ngữ tự nhiên như tiếng mẹ đẻ.

Học tiếng Anh theo câu chuyện và hoạt động tương tác

eKidEnglish là nền tảng tiếng Anh trực tuyến ứng dụng công nghệ 4.0 dành cho trẻ em từ 3-15 tuổi, đã được Bộ GD&ĐT thẩm định đánh giá cao và xuất sắc đạt giải Danh hiệu Sao Khuê 2020. Đây là nền tảng đào tạo Anh ngữ trực tuyến hiếm hoi có đầu tư bài bản về giáo trình bản quyền, độc quyền sử dụng bộ giáo trình tiếng Anh tương tác của trường Đại học Brown - thuộc nhóm Ivy League (nhóm các trường đại học hàng đầu của Mỹ), với hơn 250 năm lịch sử.

{keywords}
 Ứng dụng EFL và phương pháp CLIL trên nền tảng tiếng Anh tương tác eKidEnglish

Bộ giáo trình của ĐH Brown xây dựng các bài giảng có sự nối tiếp nhau, là các câu chuyện nhỏ khác nhau kết nối theo phương pháp “story-based” (học theo câu chuyện) xuyên suốt chuỗi bài học và được thiết kế theo cấu trúc câu chuyện lớn, vì vậy có sự uyển chuyển đan xen giữa các bài học.

Đặc biệt, thông qua Blended Learning (học tập kết hợp), trẻ có thể nhớ từng từ, từng chữ bằng hình ảnh trực quan sinh động chứ không phải cách dịch nghĩa như thông thường. Bằng story-based (học bằng câu chuyện), activity-based (học qua hoạt động) học sinh được bổ trợ kỹ năng sống, tư duy xã hội,... Học một từ nhưng biết được rất nhiều từ và kết nối được nhiều lĩnh vực để ứng dụng thực tế là cách thức mà eKidEnglish phát triển EFL nhằm kích thích trẻ say mê khi học tập.

Sử dụng tiếng Anh trong học tập với phương pháp liên môn (CLIL)

Phương pháp liên môn CLIL (Content and Language Integrated Learning) là một phương pháp thuộc tổ hợp phương pháp SCB tiên tiến hàng đầu thế giới. Đây là phương pháp học tích hợp giữa ngôn ngữ và nội dung các môn học, được phát minh bởi TS. David Marsh và TS. Anne Maljers năm 1994.

CLIL hiện nay được Cộng đồng Chung châu Âu EU áp dụng thành công và xem như phương pháp chính thống để dạy và học ngoại ngữ tại tất cả các nước thành viên không nói tiếng Anh trong hơn 20 năm qua. 

Nội dung của phương pháp CLIL rất phong phú, tích hợp nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn hóa, xã hội, khoa học, toán học,... Trong quá trình học, thông qua những video, hình ảnh các bé sẽ được tiếp thu ngôn ngữ thú vị và ghi nhớ một cách tự nhiên nhất.

Theo bà Phan Hải Yến, Giám đốc Học thuật eKidEnglish, nền tảng này hiện áp dụng phương pháp CLIL trong chương trình học trên 3 khía cạnh: Thứ nhất, tạo điều kiện cho trẻ học tiếng Anh qua nhiều chủ đề: thẻ từ, bài hát vui nhộn, trò chơi vận động và những bài học được lồng ghép nhiều môn học: toán học, văn học, mĩ thuật...; Thứ hai, để trẻ làm chủ quá trình học tiếng Anh bằng cách tự đặt ra các câu hỏi và giáo viên bản ngữ vừa là người định hướng vừa là người đồng hành cùng bé giải quyết vấn đề; Thứ ba, kết hợp những nội dung có thật và nội dung tưởng tượng, kết hợp hình ảnh trực quan qua sự dẫn dắt của chú gà Paco để thúc đẩy sự sáng tạo và tăng khả năng ghi nhớ tự nhiên nhất cho trẻ.

Tìm hiểu thêm về chương trình học theo tư duy EFL, phương pháp tích hợp liên môn cùng bộ giáo trình bản quyền chuẩn Mỹ từ ĐH Brown (Hoa Kỳ) tại: https://bit.ly/3oAgxxk

Lệ Thanh