- Thay vì phải trích xuất dữ liệu từ các phòng ban thì nay Giám đốc các bệnh viện ở TP.HCM sẽ biết được phản ánh không hài lòng của người bệnh qua…điện thoại.
Sở Y tế TP.HCM vừa cho ra mắt phần mềm theo dõi kết quả khảo sát “không hài lòng của người bệnh” trên điện thoại thông minh.
Giám đốc các bệnh viện sẽ được cấp tài khoản cùng mật khẩu. Khi sử dụng, dù ở đâu, lúc nào, họ cũng sẽ có thể theo dõi được phản ánh của người bệnh về các khâu gây phiên hà và sớm có chấn chỉnh.
Các phòng ban chức năng và lãnh đạo Sở Y tế TP dễ dàng nắm bắt tình hình không hài lòng của người bệnh theo từng bệnh viện, theo thời gian và theo nội dung muốn biết |
Ứng dụng này cũng được kết nối tới Sở y tế TP và lãnh đạo sở dễ dàng nắm được tình hình không hài lòng ở các bệnh viện.
Thông tin “không hài lòng của người bệnh” xuất phát từ các ki-ốt được lắp đặt ở tất cả bệnh viện công lập, tuyến thành phố và quận, huyện.
Sở Y tế và Bệnh viện sẽ biết được phân bố các nội dung không hài lòng theo các bệnh viện (bên trái: phân bố không hài lòng về khâu thủ tục đăng ký khám, bên phải: phân bố không hài lòng về nhà vệ sinh bệnh viện) |
Khi người bệnh bấm vào ki-ốt và chọn lệnh tương ứng thì thông tin sẽ được chuyển đến lãnh đạo bệnh viện. Từ đó các bệnh viện sẽ truy nguyên nhân làm người bệnh không hài lòng và có biện pháp chấn chỉnh.
Lãnh đạo ở y tế TP.HCM kỳ vọng với hệ thống ki-ốt khảo sát không hài lòng và ứng dụng theo dõi kết quả khảo sát trên điện thoại thông minh, sẽ giúp cho công tác quản lý chất lượng bệnh viện sẽ ngày càng đi vào thực tế hơn.
Thông tin người bệnh phản ánh được truyền từ các ki-ốt lắp đặt ở bệnh viện tới người đứng đầu BV |
Từ việc lấy ý kiến không hài lòng, sẽ là điểm xuất phát cho mọi hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện, góp phần tạo niềm tin, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.
"Nếu như trước, phòng quản lý chất lượng sẽ tập hợp các ý kiến không hài lòng rồi báo cáo lên, hoặc muốn xem thì phải dùng máy tính thì nay ở đâu, chỉ cần 5 – 10 phút là tôi có thể xem người bệnh phản ánh gì" – BS Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện huyện Củ Chi cho hay.
Cũng theo BS Giang, việc sớm nhận được phản ánh không hài lòng của người bệnh sẽ giúp nắm được các khâu gây phiền hà và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
BS Hồ Hải Trường Giang nói đã cài ứng dụng trên điện thoại nhưng chưa thấy người dân phản ánh gì, có thể là do ngày cuối tuần, lượng người tới thăm khám ít hơn bình thường.
Quản lý hàng loạt bệnh nhân qua smartphone
Thay vì phải ghi chép thủ công qua hàng loạt cuốn sổ ghi chép, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, mọi dữ liệu có thể được quản lý qua smartphone.
Lá phổi của người lạ sống trong ngực bệnh nhân 52 tuổi
Toàn bộ lá phổi của 1 người không may bị chết não tiếp tục sống khoẻ mạnh trong lồng ngực bệnh nhân 52 tuổi tại Nam Định.
Vượt 700km mang quả tim từ Hà Nội vào Huế cứu bệnh nhân suy tim
Sau khi tiếp nhận thông tin có người hiến tạng, kíp bác sĩ đã ra Hà Nội đưa tim về Huế cứu sống bệnh nhân bị suy tim.
Hà Nội: Sau phẫu thuật gãy tay, bệnh nhân 37 tuổi tử vong
Sau phẫu thuật nẹp xương cẳng tay, nam bệnh nhân 37 tuổi dần chuyển tím đen, bụng chướng to rồi tử vong.
Đồng Tháp: Tự ý mổ kĩ thuật khó, nhiều bệnh nhân tử vong?
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Đồng Tháp làm rõ có hay không việc BV đa khoa tỉnh tự ý triển khai kĩ thuật mổ chưa được chuyển giao khiến nhiều bệnh nhân tử vong.
Văn Đức