- Trả đũa lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, Putin đang lái nền kinh tế Nga sang hướng tự cung tự cấp, tẩy chay hàng hóa phương Tây, giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài và chứng minh Nga có thể tồn tại độc lập.
Nga đã đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế tự cung tự cấp vào năm 2021. Tuy nhiên, tiến trình này được đẩy nhanh hơn khi Nga bị Mỹ và đồng minh phương Tây cấm vận khi người Nga bắt đầu chuyển sang sử dụng hàng hóa trong nước nhiều hơn.
Để chứng minh điều này, tổng thống Nga Putin đã quyết định xây dựng quỹ để đầu tư vào sản xuất nội địa. Nga đang đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dân số khoảng 146 triệu dân, tổng thống Putin đang muốn chứng tỏ cho thế giới thấy rằng kinh tế Nga có thể tồn tại như một thực thể độc lập.
Tổng thống Nga Putin |
Trong một bài phát biểu, ông Putin tuyên bố Nga sẽ giảm sự phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng và cam kết thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và ngân hàng nội địa chủ chốt. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga hiện nay là ngành công nghiệp quốc phòng giảm phụ thuộc vào phương Tây. Tổng thống Putin cho rằng để nội địa hóa toàn bộ, Nga, phải mất từ 2 năm đến 2 năm rưỡi với khoản ngân sách nhà nước với giá trị ban đầu vào khoảng 1,4 tỷ USD. Bên cạnh đó cần hỗ trợ bổ sung để thúc đẩy ngày công nghiệp quốc phòng bao gồm giảm thuế, đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, hỗ trợ thay thế linh kiện nhập khẩu.
Nga cũng đã dần rút ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế dựa trên đồng đô la. Trước đây, phần lớn các tổ chức tín dụng Nga khi phát hành thẻ đều kết hợp với Visa hoặc MasterCard - hai công ty tín dụng của Mỹ, thậm chí cả các thanh toán trong trong nước, trả tiền bằng thẻ hay rút tiền từ các cây ATM, hầu hết các giao dịch đều được xử lý thông qua hệ thống thanh toán nước ngoài. Tuy nhiên, mọi việc sẽ thay đổi sau khi hai công ty này hạn chế các ngân hàng Nga sử dụng hệ thống thanh toán quốc tế của họ sau lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ngày 5/5, tổng thống Putin đã kí sắc lệnh thành lập một hệ thống thanh toán bằng thẻ của Nga, không phụ thuộc Visa hay MasterCard. Tỷ phú công nghệ - Vladimir Evtushenkov (Nga) sở hữu một công ty sản xuất thẻ ngân hàng có gắn bộ vi xử lý -cho biết nhu cầu sản phẩm của công ty này đã tăng vọt.
Người Nga tẩy chay hàng hóa phương Tây như để chứng tỏ lòng yêu nước của mình |
Theo ngân hàng Trung ương Nga, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống thanh toán quốc gia Nga có thể mất 6 tháng nhưng việc phân phối thẻ đến khách hàng sẽ phải mất đến 2 năm. Tất cả 20 triệu công chức nhà nước sẽ nhận lương bằng loại thẻ hỗ trợ hệ thống này. Ngân hàng cũng có thể phát hành các thẻ này cho lao động tư nhân.
Tổng thống Putin cũng đã kí sắc lệnh yêu cầu các công ty Intenet toàn cầu, như Google hay Facebook, phải lưu trữ dữ liệu của người dùng Nga trong máy chủ đặt tại Nga. Động thái này sẽ giúp các công ty Internet Nga có lợi thế.
Theo ông Yaroslav Lissovolik, kinh tế trưởng của Deutsche Bank, thì việc chính phủ Nga đang tìm cách giảm bớt các gánh nặng về thuế, ưu đãi thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một yếu tố rất tích cực.
Trước đây, người Nga có xu hướng đi dành những kì nghỉ của mình tại các nước châu Âu nhưng sau cấm vận họ không còn tha thiết đến với vùng đất giàu sang nữa. Nhờ đó, các công ty du lịch nội địa cũng có dịp khoởi sắc.
Người Nga đang ưu tiên sử dụng các sản phẩm nội địa với chi phí rẻ hơn, giảm thiểu rủi ro bị theo dõi. Họ tẩy chay hàng hóa phương Tây như để chứng tỏ lòng yêu nước của mình. Theo một cuộc điều tra, có đến 80% dân số Nga ủng hộ tổng thống Putin tiến hành cuộc cách mạng kinh tế này.
Tuy nhiên, để đạt được mục đích trên, Nga cũng vấp phải không ít khó khăn khi nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự vượt qua con khủng hoảng và dân số của Nga được dự đoán sẽ giảm xuống còn 80 triệu, thậm chí chỉ còn... 10 triệu người vào năm 2050 - theo Uỷ ban Thống kê Nga.
Nhị Anh