Nguyễn Đồng Anh (1986) hiện là Phó Trưởng khoa Truyền thông & Văn hoá đối ngoại của Học viện Ngoại giao.

Kinh nghiệm thực tế là giá trị hấp dẫn với sinh viên

Từng theo đuổi ngành Truyền thông đa phương tiện tại Singapore vào năm 2003, theo anh Nguyễn Đồng Anh, đó là giai đoạn ngành học này vẫn còn rất mới mẻ, chỉ đang nhen nhóm và phát triển tại một số quốc gia. Ngay cả hai trường nổi tiếng nhất của Singapore là Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) cũng mới bắt đầu thành lập trường đào tạo các ngành học này từ năm 2004.

Dù mới mẻ, nhưng với chàng sinh viên Việt Nam lúc bấy giờ, đó lại là mảnh đất tươi mới để bản thân tự do sáng tạo và khám phá.

{keywords}

Thầy giáo Nguyễn Đồng Anh (1986) hiện đang là Phó Trưởng khoa Truyền thông & Văn hoá đối ngoại của Học viện Ngoại giao.

Tốt nghiệp vào năm 2007, anh được giữ lại làm giảng viên, đồng thời cũng được Bộ Giáo dục công nhận là giảng viên bậc đại học của Singapore.

Là thầy giáo người Việt còn khá trẻ, những ngày đầu đứng lớp, anh Đồng Anh có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Sinh viên trong lớp khi ấy hầu hết chỉ kém thầy giáo độ vài tuổi. Ở những bài học đầu tiên, sinh viên không mấy tập trung, thường chỉ nhìn vào màn hình máy tính.

Để “kéo” học trò vào bài giảng, thầy giáo trẻ đặt ra một vài câu hỏi và yêu cầu sinh viên “google” câu trả lời. Sau 10 phút tìm kiếm, tất cả sinh viên trong lớp đồng loạt lắc đầu vì không thể tìm ra được đáp án. Khi ấy, thầy giáo trẻ mới nói rằng: “Vì đây là những thông tin mới mà thầy chưa… đưa lên Google. Chính vì lý do đó, có lẽ các em nên gập màn hình máy tính xuống, chú ý hơn tới thầy, để chúng ta cùng chia sẻ thêm nhiều điều mới mẻ hơn nữa”.

Bằng nhiều cách khác nhau, thầy giáo trẻ khéo léo thu hút và dẫn dắt học trò vào bài giảng. Theo anh, khi sinh viên quan tâm vào bài giảng thì quá trình truyền tải, giao tiếp, phản hồi… cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

{keywords}
'Phóng viên' Nguyễn Đồng Anh phỏng vấn chủ tịch CNN Jeff Zucker tại Jerusalem

Sau gần 1 năm, vì nỗi nhớ “quán phở, gánh hàng rong và ly cafe vỉa hè”, anh Đồng Anh quyết định quay trở về. Anh và một vài cộng sự thành lập một công ty về truyền thông, tham gia vào nhiều dự án về đồ họa 3D với các đối tác trong nước và quốc tế.

Năm 2009-2010 là thời điểm khoa Truyền thông & Văn hoá đối ngoại của Học viện Ngoại giao vừa thành lập. Anh quyết định nộp hồ sơ thử sức và được nhận vào Học viện kể từ ngày ấy.

{keywords}

Ghi hình trên trực thăng bay qua sa mạc Monjave, Nevada (Mỹ)

Những ngày đầu tiên về trường, khoa vẫn chưa có sinh viên, anh được phân công thực hiện dự án số hóa cơ sở dữ liệu song song với việc xây dựng giáo trình, đề cương cho khoa. Mọi thứ khi ấy khá khó khăn do đây là ngành học mới mẻ; chương trình, tài liệu hầu như không có.

“Nhưng có một điều may mắn, lợi thế của giảng viên Ngoại giao là ngoại ngữ khá tốt. Vì thế, mọi người trong khoa chia nhau tham khảo, nghiên cứu tài liệu cả bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung. Trên cơ sở nguồn dữ liệu ấy, tổ soạn thảo đã tham khảo và cùng nhau xây dựng các giáo trình, tài liệu giảng dạy”, anh Đồng Anh nhớ lại.

{keywords}
Tham gia ekip sản xuất So you think you can dance phiên bản Mỹ tại CBS Television Studios, Hollywood 2010

Bên cạnh việc giảng dạy, thầy giáo Đồng Anh có thời gian nghiên cứu Báo chí - Truyền thông tại Viện Nghiên cứu Báo chí, Đại học UC Berkeley (Hoa Kỳ); là đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu của hãng Apple tại San Francisco năm 2016, Hội nghị phát minh Truyền hình thế giới tại Jerusalem năm 2017, Liên hoan thanh niên Thế giới tại Sochi - Nga năm 2017, Diễn đàn lãnh đạo trẻ Asean 2019, Đối thoại lãnh đạo trẻ Việt – Úc 2021… Đây là cơ hội để giảng viên trẻ được gặp gỡ, kết nối với những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Báo chí – Truyền thông như: chủ tịch CNN Jeff Zucker, chủ tịch Fox, NBC, HBO, ITV, đạo diễn Pasetta của Hollywood…

Đồng Anh cũng từng trải nghiệm, nghiên cứu về công nghệ truyền thông và mạng xã hội tại trụ sở Facebook, Google, Adobe, Apple... Đặc biệt, thầy giáo trẻ đã tác nghiệp tại những điểm nóng tin tức như: quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cao nguyên Golan, Bờ Tây sông Jordan, Biển Chết, biên giới Syria, Jordan, Iraq…

Những trải nghiệm này sau đó đã được anh Đồng Anh mang vào các bài giảng để chia sẻ với sinh viên. Theo anh, những kinh nghiệm thực tiễn cũng là điều sinh viên rất thích và cũng là những giá trị hấp dẫn nhất đối với người học.

{keywords}
Bức ảnh chụp trong chuyến đi Trường Sa của Nguyễn Đồng Anh

Trăn trở “Mình đã lạc hậu hay chưa?”

Trong quá trình giảng dạy, theo thầy Nguyễn Đồng Anh, cũng có nhiều tình huống “dở khóc dở cười”. Nhiều sinh viên luôn nghĩ, làm về truyền thông là luôn có hình ảnh rất đẹp, liên quan đến việc xuất hiện trước công chúng hoặc thường xuyên được tiếp đón lãnh đạo, dự hội nghị hội thảo tại các khách sạn 5 sao, 6 sao...

Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng luôn hấp dẫn như thế. Thầy Đồng Anh thường chia sẻ với sinh viên về những trải nghiệm thực tế của mình, có những khi phải thức dậy từ lúc 2 – 3 giờ sáng trong suốt 1 tuần liền để đi công tác các tỉnh, hoặc phải đi làm đêm hôm, lặn lội ở những địa điểm không mấy hấp dẫn như trong ống cống hạ ngầm cáp đô thị, để làm tin, làm phim…

“Tôi cho rằng, đó là những thứ giá trị nhất mình có thể chia sẻ tới sinh viên. Nhiều bài học đến từ cuộc sống và trong quá trình tác nghiệp – kể cả những thất bại mà thầy phải trả giá đắt – thì giờ trở thành những bài học miễn phí cho sinh viên. Nếu ghi nhớ, thì sau này ra trường đi làm, đó sẽ là những kinh nghiệm giúp các em không phải trả giá một lần nữa. Trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, cái giá đắt nhất là không có cơ hội để tạo ra sản phẩm – không được lãnh đạo giao việc và khi làm ra sản phẩm mà không được công chúng đón nhận”.

{keywords}

Thầy giáo trẻ tại The New York Times.

Dù vậy, giảng viên sinh năm 1986 này cũng phải thừa nhận, trong thời đại công nghệ số cũng đặt ra nhiều bài toán khó buộc các thầy cô giáo phải tự thay đổi mình.

“Bây giờ nguồn học liệu đều là những dữ liệu mở. Cái khó của người thầy là sinh viên giờ đây có thể tự tìm kiếm, trau dồi. Thậm chí, có những em cũng rất sáng tạo. Nhiều khi nhìn sản phẩm của sinh viên làm, chính thầy cô cũng phải tự đặt câu hỏi: “Mình đã bị lạc hậu chưa?”.

Để không bị lạc hậu, theo thầy Đồng Anh, giáo viên cũng phải “chuyển mình” ở mức cao hơn, liên tục phải thay đổi và cập nhật chứ không thể hài lòng với những gì mình đang có.

“Ngay trong bài giảng, giảng viên cũng phải làm mới qua hàng năm chứ không thể dùng những bài học từ 10 – 20 năm trước để áp dụng cho hiện tại. Vai trò của giáo viên giờ đây cũng nặng hơn, không đơn giản chỉ truyền thụ một cách nhàm chán, mà phải đổi mới nội dung và cả những phương tiện, công cụ hỗ trợ để bắt kịp với xu hướng. Nếu không đổi mới, giảng viên chắc chắn sẽ bị tụt hậu”, nam giảng viên chia sẻ.

Anh Đồng Anh chia sẻ, khi còn học tập tại Singapore, anh từng có cơ hội gặp gỡ, nói chuyện về giáo dục với cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu trên đường đi học về.
Thấy một du học sinh đạp xe đi học để tiết kiệm tiền đi xe buýt, vị cựu Thủ tưởng lấy làm lạ vì “chẳng phải phương tiện công cộng ở đây rất tốt và rẻ hay sao?”.
Cậu sinh viên người Việt trả lời rằng: “Đúng là rất tốt, nhưng nó chỉ rẻ so với thu nhập của người dân Singapore, còn đối với sinh viên quốc tế như tôi thì nó không hề rẻ, khi mà giá vé cho sinh viên là 50 SGD/tháng. Còn tôi thì chỉ có khoảng 500 SGD cho tất cả mọi thứ: từ thuê nhà đến ăn ở, đi lại, còn phải tiết kiệm một khoản đề phòng”.
Nghe vậy, vị cựu Thủ tướng 80 tuổi khi ấy hỏi lại: “Singapore có thể làm gì để cải thiện không?”. Cậu sinh viên người Việt sau đó đã chia sẻ về những cảm nhận của mình, cả những bất cập và “cú sốc” của mình khi mới đến Singapore.
Dù chỉ có 10 phút ngắn ngủi, nhưng điều đó đã khiến cậu sinh viên người Việt ấn tượng bởi sự sẵn sàng lắng nghe từ người cha của đất nước Singapore hiện đại. Hai từ “no regrets” (không hối hận) – sống để không bao giờ hối hận về những việc mình đã làm hoặc chưa làm – là hai từ mà cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu tặng cậu du học sinh năm nào, giờ vẫn là kim chỉ nam, là triết lý giản đơn cho những nỗ lực làm mới mình của một giảng viên trẻ, để không bị tụt hậu so với chính sinh viên của mình.

Thúy Nga

Thầy giáo giải phẫu lên lớp chỉ với… hộp phấn màu

Thầy giáo giải phẫu lên lớp chỉ với… hộp phấn màu

Lên lớp chỉ với một hộp phấn màu mới được “nâng cấp”, không mang theo laptop chứa bài giảng điện tử, nhưng thầy Nguyễn Đức Nghĩa, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu, ĐH Y Hà Nội vẫn có thể biến môn học khó nhằn trở nên trực quan, dễ nhớ.

9X bảo vệ tiến sĩ 'thần tốc' với 4 sáng chế và 14 bài báo quốc tế

9X bảo vệ tiến sĩ 'thần tốc' với 4 sáng chế và 14 bài báo quốc tế

Được xét tuyển thẳng làm nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp đại học, chỉ mất 3 năm để hoàn thành chương trình và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Dương Tiến Anh đã trở thành “hiện tượng” trong lịch sử đào tạo của ĐH Dược Hà Nội.

Thầy giáo 'soái ca' sẵn sàng cho sinh viên điểm 10 của trường Tự nhiên

Thầy giáo 'soái ca' sẵn sàng cho sinh viên điểm 10 của trường Tự nhiên

Luôn gần gũi, thấu hiểu và lắng nghe sinh viên, thầy giáo Vũ Nguyễn Sơn Tùng (giảng viên khoa Toán cơ - Tin học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) khiến học trò “phát cuồng” vì những tiết học thoải mái, đầy hứng khởi.