W-dji-0397-1.jpg

Huyện đảo Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 50km, là khu vực duy nhất của thành phố có vị trí địa lý giáp biển. Cần Giờ được định hướng sẽ là thành phố vệ tinh, phát triển theo hướng thành phố trong rừng, rừng trong thành phố. 

W-z4749988875182-4c8ee96c6d460e76c18c339a0bc2d72d-1.jpg

Phà Bình Khánh (huyện Nhà Bè) là cách duy nhất để di chuyển từ đất liền của TP.HCM qua sông Soài Rạp để tới Cần Giờ. Những chuyến phà sẽ chỉ được chấm dứt "sứ mệnh lịch sử" khi cây cầu Cần Giờ hoàn thiện, đi vào hoạt động.

W-z4745271278176-aa50752a5b264983b83b44b3665c0245-1.jpg

Tiếp nối phà là con đường Rừng Sác dài 36,5km, rộng 30m để đi ra bờ biển, tuyến giao thông chính chạy dọc huyện Cần Giờ, xuyên theo trục Tây Bắc - Đông Nam. 

W-z4745271083315-63c793ca8e7117773fe37bb90c2b8aed-1.jpg

Trên cung đường Rừng Sác còn có Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của Thế giới, đồng thời là một khu du lịch trọng điểm của Việt Nam hay “viên ngọc xanh” giữa lòng TP.HCM.

W-can-gio-hue-nguyen17-1.jpg

Đường Rừng Sác hiện nay có 6 làn xe cùng dải phân cách bằng bồn cây xanh ở giữa, khang trang hơn cả nhiều tuyến đường khu nội đô TP.HCM. Trước đây con đường này với nhiều sỏi nhỏ hẹp, phải qua nhiều lần tu sửa, nâng cấp.

W-can-gio-hue-nguyen13-1.jpg

Cầu Dần Xây được khánh thành năm 2001 thay thế cho phà cùng tên nối liền tuyến đường Rừng Sác trên một chặng. Người dân không còn phải di chuyển thêm một chuyến phà trước khi đến với khu duyên hải huyện Cần Giờ.

W-can-gio-hue-nguyen15-1.jpg

Các bảng thông tin về những số điện thoại cần thiết để người dân, du khách kịp thời phản ánh sự cố khi gặp phải.

W-can-gio-hue-nguyen16-1.jpg

Con đường Rừng Sác mở ra là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ khi làm đường xong, người dân về đây đông hẳn lên. Nhà cửa khang trang san sát nhau. Nhà hàng, khách sạn cũng xuất hiện ngày càng nhiều nhằm phục vụ du khách đến vui chơi, nghỉ ngơi ở huyện đảo Cần Giờ.

W-can-gio-hue-nguyen7-1.jpg

Điểm cuối của tuyến đường là ngã tư 30/4. Đây cũng là nút giao giữa đường Rừng Sác với khu du lịch biển, đồng thời dẫn vào ấp Hòa Hiệp (xã Long Hòa).

W-z4745271108669-e17c92dd8dfde92b6bd5dc766d0517d5-1.jpg

Những con đường rợp bóng cây xanh chạy quanh huyện đảo.

W-can-gio-hue-nguyen5-1.jpg

Thị trấn Cần Thạnh là trung tâm của huyện Cần Giờ, ngày nay được đầu tư hạ tầng giao thông tương đối tốt.

W-hue-2974-1.jpg

Từ bến xe Cần Giờ, theo các tuyến xe buýt số 75, 77, 90 có thể đi về tận các ấp, xã ở vùng ven. Xe lưu thông từ trung tâm huyện đến trung tâm thành phố chỉ mất hơn 2 giờ.

W-can-gio-hue-nguyen10-1.jpg

Giao thông huyện Cần Giờ, ngày càng hoàn thiện giúp địa phương ngày càng phát triển. Hình ảnh con đường được trang trí rực rỡ đón du khách về dự lễ hội Nghinh Ông cuối tháng 9 vừa qua.

W-can-gio-hue-nguyen12-1.jpg

Trong tương lai, để phục vụ quá trình phát triển trở thành một thành phố du lịch sinh thái chất lượng cao tầm quốc tế, huyện Cần Giờ được định hướng hình thành nhiều công trình, dự án lớn như Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, cầu thay cho phà Bình Khánh, Cảng trung chuyển container Quốc tế... 

W-dji-0396-1.jpg

Với những đặc thù riêng biệt, hệ thống giao thông nơi đây đang ngày càng văn minh, hiện đại, thúc đẩy quá trình triển khai về giao thông xanh, đưa Cần Giờ trở thành TP thông minh, sinh thái, hiện đại của TP.HCM và cả vùng Đông Nam Bộ. Và nghị quyết 98 đang mở cho vùng đất này con đường lớn để hiện thực hóa mục tiêu.

Nguyễn Huế và nhóm BTV