- Lần đầu tiên thí sinh thi THPT quốc gia làm bài môn toán theo hình thức trắc nghiệm. Các giáo viên phổ thông và đại học đều nhìn nhận đề thi môn toán năm 2017 có tính phân hoá; 50 câu hỏi được nén trong 90 phút là khá căng thẳng.

 

Cô Trần Thị Ngần, giáo viên Toán, Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng): 20 câu cuối phân hoá tốt

 Đề thi vừa sức với thí sinh. Thí sinh có học lực trung bình dễ dàng làm được 4 đến 5 điểm; 20 câu cuối phân hóa tốt, để đạt 8 điểm trở lên thí sinh phải thực sự giỏi.

 

Đề phủ kín kiến thức; hạn chế được nhược điểm của đề thi minh họa lần 1, lần 2 và lần 3. Và thực sự hạn chế được tình trạng nhiều học sinh lạm dụng máy tính bỏ túi để giải như các đề minh họa trước. Đề buộc thí sinh phải vận dụng các kiến thức khác nhau – căn bản - mới có thể làm được điểm 7 trở lên.

 

Nhìn chung, đề thi môn Toán năm nay giúp cho việc xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học tốt. Nội dung chủ yếu của đề nằm ở lớp 12, các câu không quá lạ như đề minh họa của Bộ GD-ĐT đưa ra trước đó. Thí sinh lạc quan tiếp tục bước tiếp vào ngày thi thứ hai.

Clip thí sinh kể cảm nhận làm bài thi trắc nghiệm môn toán

thi
 

 

Ông Phạm Hồng Danh, Trưởng Bộ môn Toán cơ bản, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Băn khoăn độ đồng đều của 24 mã đề thi

Đề thi môn Toán thi THPT quốc gia 2017 tương tự như đề thi minh hoạ lần 3 vừa qua, nhưng dễ hơn so với đề thi minh hoạ lần 1 và lần 2 đã được Bộ GD-ĐT công bố. Với đề thi này học sinh sẽ rất phấn khởi khi ra khỏi phòng thi vì học sinh trung bình có thể được 4-5 điểm, học sinh khá giành được 6-7 điểm, học sinh học giỏi thì 8-9 điểm. Tuy nhiên đề thi cũng rất hiếm điểm 10 vì trong khoảng thời gian 90 phút để trả lời 50 câu hỏi, có nghĩa thời gian chưa đủ 2 phút/câu là quá ít. Rất hiếm học sinh có thể làm trọn vẹn các câu hỏi. Nhìn chung, đề thi có phân loại khá tốt, nội dung phủ rộng nên phổ điểm cũng rộng.

 

Quan sát đề thi thấy 4 nguồn đề và được xáo trộn thành 24 mã đề thi khác nhau với độ khó tương đương nhau, nhưng giữa các mã đề chưa thật sự cân bằng tuyệt đối nên sẽ không có sự công bằng tuyệt đối với thí sinh. Tôi nghĩ, không cần lãng phí đề thi như vậy, vì với lượng câu hỏi lớn như vậy chỉ cần một nguồn đề, điều này vừa có sự công bằng tuyệt đối cho thí sinh.

 

Đây là lần đầu tiên môn Toán thi theo hình thức trắc nghiệm, với đề thi này yêu cầu học sinh phải học toán nhiều hơn, nội dung học nhiều hơn, chủ yếu học cơ bản và dài hơn. Có thể thấy bất cập của trắc nghiệm chỉ cần bấm máy là đạt được kết quả nhưng có những câu hỏi học sinh không thể bấm máy được mà phải đặt bút tính mới có kết quả.

 

Thầy Nguyễn Đức Hùng, giáo viên bộ môn toán, Trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM): Bất ngờ với câu hỏi thực tế

Tôi khá bất ngờ với đề thi môn toán. Trước đó, Bộ GD-ĐT đã ba lần công bố đề thi minh hoạ môn toán, trong đó lần đầu tiên và thứ 2 có bài toán thực tế, lần thứ ba vừa rồi không có bài toán thực tế nào. Giáo viên chúng tôi đều bám vào đề thi minh hoạ lần thứ 3 để dạy vì đây là đề công bố sát với kỳ thi nhất. Nhưng cuối cùng đề thi môn toán chính thức lại có hai câu hỏi thực tế đó là câu hỏi về toán tài chính và câu hỏi về chuyển động.

 

{keywords}
Sau buổi thi Toán (Ảnh: Đỗ Quang Đức)

Đề thi có nhiều câu hỏi rất dễ, nhiều câu khá khó và có một số câu hỏi rất khó.

10 câu hỏi đầu tiên học sinh chỉ nhẩm tính cũng có kết quả, nhưng một số câu hỏi, sau học sinh không chỉ biết bấm máy mà phải có kiến thức tự luận mới có kết quả. 

Với đề thi này, học trò thuần tuý sẽ được 5 điểm vì đều làm được từ câu 1 tới câu số 20. 

Nhưng khi quan sát một số học sinh làm, tôi thấy khá nhiều em mới chỉ tới câu hỏi số 15 đã làm sai 3-4 câu hỏi vì không có kiến thức cơ bản.

 

Việc sắp xếp các câu hỏi của các mã đề thi đa phần theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng không phải ở tất cả các đề thi đều như vậy. Tại nhiều mã, câu hỏi số 50 cũng là một câu hỏi tương đối dễ như mã đề thi 101. Đây có thể xem như đánh đố học sinh. Em nào cho rằng các câu hỏi sau đều khó và đánh “lụi” là mất điểm.

 

Tại sao không lấy một mã đề thi để tạo ra sự công bằng cho học sinh? 

Trong toán học không thể so sánh bài toán này có độ khó và dễ như bài toán kia vì chỉ cần số lẻ, số chẵn, số lớn, số bé là đã phải tính toán khác. Sự thiếu nghiêm túc trong phòng thi là trách nhiệm của giám thị. Nếu giám thị làm nghiêm ngặt thì một đề thi có nhiều mã đề học sinh cũng không thể quay cop được.

 

Về thời gian: 50 câu hỏi làm trong 90 phút là quá căng thẳng. Khi giảng dạy trên lớp. chúng tôi hướng dẫn học sinh cách tính ra đáp án đúng mà không tính thời gian. Trong đề thi mỗi câu hỏi chỉ được hơn 1 phút để trả lời là cường độ cao, kiến thức dàn trải, không theo quy luật cụ thể.

 

Hình thức tự luận nếu không làm được câu nào học sinh sẽ bỏ trống còn trắc nghiệm không làm được các em vẫn đánh lụi. Vì vậy kết quả có thể có những em giỏi được điểm cao, những học sinh kém bị điểm thấp nhưng có những học sinh học kém và vẫn điểm cao là do đánh lụi.

{keywords}
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017 tại TP.HCM (Ảnh: Đỗ Quang Đức)

Bản thân tôi không thích dạy dạy học sinh thi trắc nghiệm môn toán dù phải thích nghi. Tôi nghĩ dạy các em cách giải một bài toán sẽ tốt hơn là dạy các em cách bấm máy tính để tìm kết quả một bài toán. Nhưng với hình thi trắc nghiệm, chúng tôi phải dạy các em cách bấm máy tính như thế nào để ra kết quả nhanh nhất.

Thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên bộ môn Toán TTGDTX quận Gò Vấp (TP.HCM): Độ "vênh" điểm sẽ không cao

Đề được sắp xếp từ dễ đến khó, bao quát toàn bộ kiến thức nằm trong chương trình lớp 12 (hàm số ; lôgarit, mũ và lũy thừa ; tích phân; số phức; hình học không gian; hình học giải tích)

- 10 câu hỏi đầu rất sơ đẳng vì vậy sẽ khó có điểm liệt. 30 câu hỏi đầu có mức độ trung bình; 20 câu hỏi cuối đòi hỏi vận dụng và vận dụng cao, trong đó có 5-6 câu hỏi cuối khó, cần nhiều thời gian xử lý.

- So với đề minh thi minh hoạ lần thứ 3, đề thi chính thức đã tăng câu hỏi có tính vận dụng và vận dụng cao để phân loại học sinh. Đề thi có bài toán thực tế (bài toán chuyển động và toán tài chính).

- Đề thi đòi hỏi học sinh phải có kiến thực thực sự (kiến thức nền), cần suy luận trong việc chọn đáp án.

- Đề thi có 50 câu hỏi với yêu cầu một lượng kiến thức rất lớn và kĩ năng tính toán nhiều nên với thời gian làm bài là 90 phút đòi hỏi học sinh tập trung cao, bộ não làm việc vất vả và hoạt động hết công suất.

- Có 24 đề toán được coi là tương đương nhau. Nhưng thực tế, với mỗi học sinh với "gu" khác nhau thì quan niệm về đề toán sẽ khác nhau. Do đó, ngoài xác suất lựa chọn đáp án đúng là ¼ thì có xác suất 1/24. Học sinh nào may mắn gặp mã đề hợp ''gu'' hay “phù hợp” thì kết quả tốt hơn.

- Phổ điểm của môn Toán tập trung ở mức 5-6 điểm. Tuy nhiên ở những trường top, thí sinh có chất lượng thì phổ điểm sẽ ở mưc 8-9 điểm và độ "vênh điểm" giữa các thí sinh không cao. Đây là thách thức cho các trường đại học trong công tác tuyển sinh vì phải đặt ra tiêu chí phụ.

{keywords}

{keywords} 

Thầy Nguyễn Quốc Chí, giáo viên luyện thi ở Hà Nội: Đề thi vừa sức

+) Đề thi giữ nguyên cấu trúc như đã có từ đề minh hoạ lần 3

+) Tuy có 24 đề khác nhau, nhưng trong mỗi đề 30 câu đầu tiên là những câu hết sức cơ bản , khá dễ dàng để làm nhanh . Từ câu 31 đến 44 là những câu ở mức độ khá , cần phải có sự suy nghĩ và cân nhắc. Từ 45 đến 50 là những câu vận dụng cao với độ khó lớn dùng để phân loại giữa học sinh thật xuất sắc.

{keywords}
Thí sinh ra về sau buổi thi (Ảnh: Đỗ Quang Đức)

+ Vẫn có sự trùng lặp câu hỏi giữa các đề, nhưng chỉ chiếm số ít.

+ Sau 3 lần ra đề minh họa kết hợp những phản hồi , các câu sự dụng máy tính cầm tay đã được hạn chế đáng kể , thường chỉ xuất hiện ở những câu khá dễ.

+) Không có quá nhiều bài toán thực tế như những gì các đề minh họa vẫn hay ra.

+) Đề chu yếu đánh vào kiến thức nền tảng , các dạng bài đã từng xuất hiện trong sách giáo khoa.

+) Phần tích phân trong đề có xu hướng ra ngược lại hoàn toàn với những gì tồn tại trong hình thức tự luận.

+) Các nội dung khác giống 90% những đề mẫu Bộ GD-ĐT đã công bố.

+) Có thể là lần đầu tiên ra đề , nên đề không quá dài , khó để làm khó học sinh.

Theo tôi đây là một đề vừa sức.

+)Nhìn chung tuy có 24 đề khác nhau , nhưng có lẽ mức độ khó dễ của các đề vẫn gang nhau, để tạo sự công bằng giữa các thí sinh . Tránh trường hợp đề khó, đề dễ, thiếu công bằng như những lo lắng của nhiều thí sinh.

Đây là một trong những sự hợp lý đáng được công nhận trong khâu ra đề của Bộ GD-ĐT.

Với những em đã luyện tập kĩ các câu hỏi trong các đề thi thử toàn quốc , chăm chỉ làm bài , không quá tập trung vào các mẹo thì việc đạt điểm cao, điểm tốt chắc chắn sẽ đạt điểm tốt.

 

  • Lê Huyền - Nguyễn Thảo (Ghi)