Những chỉ trích khác thường của Trung Quốc đối với Triều Tiên không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ có những hành động mới cứng rắn với Bình Nhưỡng.

{keywords}

Binh lính Triều Tiên tuần tra dọc bờ sông Yalu giáp thành phố Dandong, Trung Quốc. Ảnh: wordpress

Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định sẽ không cho phép "gây rắc rối" nơi "ngưỡng cửa" của họ. Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như muốn khiển trách Triều Tiên trong một bài phát biểu khi ông nói rằng, không một quốc gia nào được phép gây ra sự hỗn loạn "vì những lợi ích vị kỷ".

Đi trên dây

Các nghị sĩ Mỹ thì quay ra chỉ trích Trung Quốc, nói họ thất bại trong việc kiềm chế Triều Tiên.

Tuy vậy, Bắc Kinh không có ảnh hưởng lớn như thường được giả định đối với Triều Tiên. “Triều Tiên và Trung Quốc không phụ thuộc vào nhau nhiều như mọi người nghĩ", Chung Young-chul, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Chính sách công ở Seoul cho biết.

Trung Quốc đã thương thảo với Mỹ về các biện pháp trừng phạt của LHQ sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên ngày 12/2 và nói muốn chúng được thực thi. Các biện pháp này là thắt chặt tài chính, kiểm tra hàng hóa tình nghi, tăng cường lệnh cấm hóa xa xỉ nhập vào Triều Tiên. Trung Quốc không công khai về những gì đã làm để thực thi các biện pháp này.

Một số nhà kinh doanh đã ghi nhận sự sụt giảm giao dịch quặng sắt và than đá từ Triều Tiên. Truyền thông Hàn Quốc cho hay, Trung Quốc đã từ chối gia hạn thị thực cho các công nhân Triều Tiên làm việc tại thành phố biên giới Dandong của Trung Quốc.

Thậm chí, một hãng truyền thông Hàn Quốc còn đưa tin, Trung Quốc đã cảnh báo các ngân hàng Triều Tiên nói họ giữ đúng phạm vi hoạt động đã được cấp phép. Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc đã không xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên vào tháng 2 - động thái lần đầu tiên áp dụng kể từ cùng thời điểm năm 2012.

Tuy vậy trong mọi trường hợp, câu hỏi đặt ra vẫn là: làm thế nào để cấm vận một quốc gia có rất ít mối liên kết với thế giới bên ngoài?

Ủng hộ lệnh cấm vận mới của LHQ, Trung Quốc có thể thực thi chúng vừa đủ để ép Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán, nhưng không tới mức gây ra sự sụp đổ cho nước này, tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) nhấn mạnh. "Áp lực không nên gây ra sự tồi tệ khủng khiếp với tình hình trong nước Triều Tiên nhưng cần phải để cho họ biết tầm quan trọng thế nào của viện trợ bên ngoài", Dương Lỗi, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Khai, Thiên Tân cho biết.

Bắc Kinh sẽ không bao giờ làm bất kỳ điều gì thái quá như cắt đứt quan hệ thương mại với Triều Tiên như một số chính khách Mỹ yêu cầu, bởi điều đó có tác động trở lại với chính h, một chuyên gia nghiên cứu quan hệ Mỹ - Trung tại Đại học Thanh Hoa nhận định. Theo ông, để xoa dịu căng thẳng, Washington cần chấm dứt tập trận quân sự với Hàn Quốc, đề xuất hội đàm với Bình Nhưỡng.

Thái An (theo Reuters)

Các tin liên quan

Tên lửa Triều Tiên chạm đến đâu?

7 ngày quyết định với Triều Tiên

Mỹ, Trung trong ván bài Triều Tiên