Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin và người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ gặp nhau vào tháng 2 tại Bắc Kinh giữa lúc căng thẳng lên cao ở bán đảo Triều Tiên, Seoul cho biết.
Mỹ - Trung phản ứng sau tuyên bố của Triều Tiên
Triều Tiên: Chiến tranh lạnh mới ở Đông Á?
Triều Tiên tuyên bố chiến tranh thần thánh
Triều Tiên, Hàn Quốc trên bờ chiến tranh
Thanh sát hạt nhân: Tia hy vọng cho bán đảo Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên hứng cảnh nước sôi lửa bỏng
Chùm ảnh: Tập trận bắn đạn thật lớn nhất Hàn Quốc
Hàn Quốc tập bắn đạn thật lớn chưa từng có
Tuy vậy, hãng Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một quan chức quốc phòng ở Seoul rằng, hai bộ trưởng sẽ “thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực như vụ chìm tàu chiến Cheonan hay vụ đấu pháo ở đảo Yeonpyeong".
Trung Quốc đã đối mặt với nhiều áp lực về việc gây sức ép kiềm chế Bình Nhưỡng.
Bán đảo Triều Tiên đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Ảnh: BBC
Hôm thứ sáu, truyền hình Triều Tiên phát sóng một chương trình mô tả các binh lính nước này nói với nhau về vụ nã pháo vào hòn đảo của Hàn Quốc.
Sớm nay, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã kêu gọi đoàn kết quốc gia chống lại hành động quân sự gây hấn của Triều Tiên. Ông khẳng định, Bình Nhưỡng tìm kiếm những chia rẽ ở Hàn Quốc như một cơ hội tấn công.
Ông Lee đã có những tuyên bố cứng rắn chống lại Triều Tiên sau hai vụ tấn công kể trên khiến căng thẳng trên bán đảo lên đến đỉnh điểm kể từ sau cuộc chiến 1950-1953. Một số nhà phân tích quan ngại rằng, khả năng một cuộc xung đột rộng hơn giờ đây đang ở mức lớn hơn bao giờ hết.
"Chúng ta không thể chia rẽ trong vấn đề an ninh quốc gia, vì nó rất nguy hiểm với mạng sống của chúng ta và sự tồn tại của quốc gia này”, ông Lee nói trong một bài phát biểu qua đài phát thanh.
Theo ông, những bất đồng trong quan điểm của người dân sau vụ chìm tàu chiến Cheonan hồi tháng 3 khiến 46 thủy thủ thiệt mạng đã dẫn tới việc Bình Nhưỡng nã pháo vào hòn đảo gần biên giới biển tranh chấp tháng trước. Trong vụ chìm tàu, Seoul đổ lỗi cho ngư lôi Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng phủ nhận có liên quan.
Ông Lee nhậm chức vào năm 2008 và chấm dứt một thập niên viện trợ kinh tế cho Triều Tiên bởi hai người tiền nhiệm. Tuy vậy, chính phủ của ông bị chỉ trích mạnh mẽ về việc thiếu quyết đoán và không hiệu quả chống lại hành động quân sự của Triều Tiên. Những người chỉ trích nhấn mạnh, ông thể hiện quá ít quan điểm cứng rắn của mình.
Theo giới phân tích, hiện tại ông Lee đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan, và có quá ít chọn lựa khi phải cứng rắn với Bình Nhưỡng, nhưng một hành động trả đũa có thể gây ra cuộc xung đột quân sự lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu chính phủ tại Seoul cho rằng, Triều Tiên có thể tấn công vào năm đảo tiền tiêu của Hàn Quốc ở vùng biển phía tây trong năm tới. "Nhiều khả năng, sự khiêu khích của Triều Tiên có liên quan tới quá trình chuyển giao quyền lực sẽ tiếp tục thể hiện bằng nhiều cách”, báo cáo của Học viên Chiến lược an ninh quốc gia Hàn Quốc cho biết.
-
Thái An (Theo BBC, Reuters)