Bắc Kinh hôm qua (21/12) đã kêu gọi Bình Nhưỡng tích cực với đề xuất cho phép các thanh sát viên hạt nhân Liên hợp quốc (LHQ) tới nước này như là cách làm dịu đi căng thẳng quốc tế sau những bất ổn trên bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc, đồng minh lớn của Triều Tiên cũng tiếp tục thúc giục hội đàm để giải quyết khủng hoảng và không muốn chỉ trích Bình Nhưỡng sau vụ quân đội Triều Tiên nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc.

Hôm 20/12, Hàn Quốc đã tập trận bắn đạn thật trên đảo Yeonpyeong nhưng Triều Tiên tuyên bố “không đáng” để phải đáp trả. Nước này còn ngỏ ý chấp nhận các thanh sát viên hạt nhân mà họ từng trục xuất trước đây.

"

gioi thieu
Triều Tiên có quyền sử dụng hạt nhân vì mục đích hoà bình, nhưng cùng lúc đó cần cho phép các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tới nước này”,
phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Dư nói tại Bắc Kinh.

"

Tất cả các bên nên hiểu rằng, việc bắn đạn pháo và vũ lực quân sự không thể giải quyết được vấn đề trên bán đảo, đối thoại và hợp tác là cách tiếp cận đúng đắn duy nhất”, bà nhấn mạnh.

Thống đốc bang New Mexico (Mỹ) Bill Richardson nói trên đường trở về sau chuyến thăm Bình Nhưỡng rằng, Triều Tiên cam kết sẽ cho phép các thanh sát viên vũ khí trở lại. Ông nói với báo giới, Triều Tiên đã thể hiện “quan điểm thực tế” trong những cuộc trao đổi không chính thức với ông.

"Điều đặc biệt là họ sẽ cho phép nhân viên IAEA tới Yongbyon để đảm bảo rằng họ không có tiến triển trong việc làm giàu uranium cấp độ cao, rằng tiến trình của họ là phục vụ mục tiêu hoà bình”, Richardson nói.

Hàn Quốc và Mỹ nghi ngờ Triều Tiên có nhiều địa điểm làm giàu uranium khác ngoài Yongbyon, khu liên hợp được xem là trung tâm chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Nếu các thanh sát viên của IAEA được phép kiểm tra, thì động thái này có thể góp phần giải toả quan ngại rằng, công việc làm giàu uranium của Triều Tiên là để phục vụ chế tạo vũ khí hạt nhân.

Hôm qua, chỉ số chứng khoán Seoul tăng ở mức khá cao, khi tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên giảm bớt. Hòn đảo Yeonpyeong trở lại yên bình sau cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc.

Triều Tiên, nước đã trục xuất các thanh sát viên hạt nhân vào tháng 4 năm ngoái, tuyên bố họ chỉ muốn làm giàu uranium ở mức độ thấp để sản xuất nhiên liệu phục vụ cho một chương trình năng lượng nguyên tử dân sự.

Theo thống đốc Bill Richardson, đề xuất mới của Bình Nhưỡng có thể mở đường cho việc nối lại bàn đàm phán sáu bên có sự tham gia của Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc và hai miền Triều Tiên. "

Tôi nghĩ rằng, đây là một cơ hội mở ra chương mới trong nỗ lực làm dịu căng thẳng. Nó sẽ không giải quyết được các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, nhưng có thể là một cơ hội mà các bên cần coi trọng, đặc biệt là Triều Tiên”, ông nói.

Hàn Quốc sẵn sàng đối phó

Một tàu khu trục Hàn Quốc tuần tra trên biển, trong khi các chiến đấu cơ bay lượn trên trời để chuẩn bị khả năng Triều Tiên tấn công sau khi quân đội Seoul có cuộc tập trận bắn đạn thật trên hòn đảo từng bị Triều Tiên nã pháo hồi tháng trước.

Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ không đáp trả cuộc diễn tập. Nhưng tại Seoul, các quan chức cấp cao đã lên tiếng bảo vệ quyết định tiến hành thêm nhiều cuộc tập trận, coi đó là sự chuẩn bị đối phó với bất kể hành động gây hấn nào có thể xảy ra trong tương lai từ Triều Tiên.

Bị cáo buộc hành động quá chậm và yếu ớt sau vụ nã pháo hồi tháng trước, chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak đã đe doạ sẽ đánh bom Triều Tiên nếu Hàn Quốc bị tấn công lần nữa, và triển khai thêm nhiều quân tới các đảo tiền tuyến. Hôm qua, ông Lee đã triệu tập các cố vấn an ninh quốc gia trong một cuộc trao đổi chiến lược.
Tên lửa đất đối không SA-2 và tên lửa chống hạm đã được Triều Tiên triển khai tại vùng biển phía tây - nơi có biên giới hàng hải tranh chấp giữa hai miền, hãng Yonhap đưa tin.

Trong khi đó, quân đội Hàn Quốc được đặt trong tình trạng báo động cao tại vùng biên giới, nơi Hàn Quốc thắp sáng một cây thông Giáng sinh cao 30m mà người Triều Tiên sống gần khu vực phi quân sự chia cắt hai miền cũng có thể nhìn thấy được.

Trên đảo Yeonpyeong, người dân bày tỏ mong muốn chính phủ tiến hành điều tra các tổn thất để có thể nhận bồi thường sau vụ tấn công pháo từ phía Triều Tiên. "

Nhưng tôi vẫn mong ước Hàn Quốc và Triều Tiên có thể duy trì quan điểm hoà giải”, Park Cheon-hoon, 54 tuổi nói.
  • Thái An (Theo AP, Reuters)