Ngày 24/8, nhóm vận động chính sách noyb.eu (Áo) cho biết, nhóm này cùng với Cơ quan Giám sát quyền riêng tư dữ liệu (CNIL - Pháp) đã đệ đơn khiếu nại Google xâm phạm quyền lợi người dùng. Lý do được cho là Google tự ý gửi trực tiếp những tin nhắn quảng cáo vào hộp thư điện tử của người dùng.

{keywords}

Nhóm noyb.eu dẫn phán quyết của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (CJUE) năm 2021 cho rằng, Google - công ty con của tập đoàn Alphabet - nên tham khảo ý kiến người dùng trước khi gửi những tin nhắn tiếp thị vào hộp thư điện tử.

Quảng cáo Google thoạt nhìn là quảng cáo thông thường nhưng tin nhắn quảng cáo của Google có chữ "Ad" màu xanh lá cây ở phía bên trái, dưới tiêu đề của thư điện tử. Hiện CNIL và Google vẫn chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên.

Đầu năm nay, CNIL - một trong những cơ quan có dữ liệu bảo mật lớn nhất châu Âu - đã phạt Google số tiền kỷ lục lên tới 150 triệu Euro (khoảng 169 triệu USD) vì khiến người dùng Internet khó từ chối các tệp theo dõi trực tuyến được gọi là cookie.

Cách đây không lâu, Google đã đồng ý nộp hơn 43 triệu USD tiền phạt do lừa dối người dùng tại Australia nhằm thu thập thông tin dữ liệu trái phép. Số tiền phạt này dựa trên thỏa thuận giữa Google với Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC).

Ngoài ra, gã khổng lồ tìm kiếm còn đối mặt với nhiều vụ kiện liên quan chống độc quyền trong hàng loạt dịch vụ, từ thúc đẩy các nhà sản xuất điện thoại sử dụng ứng dụng của hãng đến can thiệp vào kết quả tìm kiếm nhằm giành ưu thế cho dịch vụ mua sắm riêng.

Hồi tháng 2/2022, công ty cung cấp dịch vụ so sánh giá cả PriceRunner của Thụy Điển đã kiện Google đòi bồi thường 2,1 tỷ Euro (khoảng 2,2 tỷ USD) khi cho rằng Goolge đã không điều chỉnh hành vi phi cạnh tranh mặc dù đã bị phạt tới 2,42 tỷ Euro (khoảng 2,56 tỷ USD) vào năm 2017 do thiên vị cho dịch vụ mua sắm so sánh giá cả của hãng này.

(Theo VTV)

 

EU thông qua hai đạo luật quan trọng để kìm cương Apple, Google

EU thông qua hai đạo luật quan trọng để kìm cương Apple, Google

Ngày 5/7, các nhà lập pháp EU thông qua hai đạo luật mang tính bước ngoặt để kiềm chế sức mạnh của các ‘gã khổng lồ’ công nghệ như Google, Amazon, Apple, Facebook và Microsoft.