Hôm nay 2/1, Grab chính thức triển khai dịch vụ GrabFood tại TP. Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hóa), TP. Vinh (Nghệ An) và TP. Pleiku (Gia Lai). Như vậy các thành phố này đã có đủ các dịch vụ Grab gồm: di chuyển, giao nhận hàng hóa, giao nhận thức ăn, thanh toán không dùng tiền mặt.
Với việc triển khai này, GrabFood hiện đã có mặt tại 18 tỉnh thành, trở thành nền tảng giao nhận thức ăn có mạng lưới rộng nhất Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại.
Tài xế GrabFood nhận đồ ăn tại GrabKitchen. Ảnh: H.Đ |
Năm 2019 GrabFood là nền tảng giao nhận thức ăn được sử dụng thường xuyên nhất tại Việt Nam. Theo báo cáo của Kantar công bố vào tháng 8/2019, 87% người dùng lựa chọn GrabFood là nền tảng giao thức ăn họ sử dụng thường xuyên nhất.
Trong nửa đầu năm 2019, GrabFood, nền tảng giao nhận thức ăn hàng đầu Việt Nam, đạt tổng giá trị giao dịch tăng 400%, ghi nhận số lượng đơn hàng xử lý trung bình hàng ngày lên đến 300.000 đơn hàng.
Grab cũng là đơn vị tiên phong đưa mô hình “căn bếp trung tâm" (cloud kitchen) vào hoạt động tại Việt Nam với tên gọi GrabKitchen, được đặt tại quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Năm 2019 tổng lượng giao dịch thanh toán qua ví Moca trên ứng dụng Grab tăng 131%, với số lượng người dùng tương tác hàng tháng tăng hơn 121%. GrabExpress là một trong những nền tảng giao nhận hàng hóa tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, với mức tăng trưởng 97%.