Những ngày này, Grab khắp Đông Nam Á đang kỷ niệm 7 năm thành lập. Ít ai ngờ rằng, startup non trẻ nhen nhóm ý tưởng ‘đặt xe công nghệ” trong một nhà kho thuê tạm ở Kuala Lumpur (Malaysia) năm 2012, nay đã trở thành “kỳ lân công nghệ” hàng đầu Đông Nam Á.

Ông Jerry Lim - CEO Grab Việt Nam vẫn nhớ như in những ngày đầu tiên đặt chân đến Việt Nam. Bước ra khỏi sân bay là ma trận ôtô và xe hai bánh bủa vây. Thời điểm đó, chưa nhiều người biết Grab là gì, đến từ đâu, đặt xe qua ứng dụng là thế nào. Ứng dụng gặp khó trong việc thu hút người dùng, tài xế và cả nhân viên. Nhân tài ngay trước mắt, nhưng rất khó để thuyết phục họ đầu quân cho một startup non trẻ như Grab.

Bên cạnh đó, mô hình kinh tế chia sẻ còn quá mới mẻ cũng khiến Grab gặp nhiều rào cản. Công nghệ mới luôn kéo theo thay đổi lớn, luôn có những doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình cũ phản ứng lại. Thách thức còn đến từ việc tìm kiếm đối tác trong nước, do phần nhiều vẫn ngần ngại hợp tác với startup FDI.

{keywords}
 

“Tuy nhiên, chính những trở ngại đó tạo cho chúng tôi niềm phấn khởi. Nền kinh tế xã hội Việt Nam đang sở hữu những tiềm năng tăng trưởng vượt bậc mà bằng công nghệ, chúng tôi có thể góp phần đánh thức và phát triển những tiềm năng ấy.”, ông Jerry Lim lạc quan nói. 

{keywords}
 

Đằng sau từng tính năng an toàn, sự nhanh chóng, chính xác và tiện lợi của ứng dụng gọi xe, là năng lực công nghệ của Grab với trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (machine learning), dữ liệu lớn (big data)... 

“Để thuyết phục thị trường Việt Nam, chúng tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, từng dịch vụ của Grab sinh ra là để phục vụ cho lợi ích cao nhất của cộng đồng. Cộng đồng này bao gồm hàng triệu người dùng, tài xế, đối tác bán hàng, đối tác đầu tư và cả những người khó khăn để “không ai bị bỏ lại phía sau””, ông Jerry Lim chia sẻ.

Khởi đầu với GrabTaxi, Grab lần lượt cho ra đời các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống như GrabBike (2014), GrabExpress (2015), GrabCar (2016), JustGrab (2017). Chỉ riêng trong năm 2018, Grab mở một loạt dịch vụ mới GrabNow, GrabFood và đặt chân vào lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt trên ứng dụng thông qua hợp tác chiến lược với Moca... Có thể nói, chỉ sau 5 năm, Grab đã thay đổi bức tranh cục diện thị trường, để rồi mang đến những thay đổi chưa từng có cho cộng đồng.

{keywords}
 

Grab ngày nay đã phổ biến đến mức, cứ 4 người Việt thì có 1 người dùng ứng dụng. Tổng quãng đường mà các chuyến xe Grab lăn bánh trên dải đất chữ S đã đạt hơn 2,4 tỷ km. Ông Jerry Lim tự tin cho biết, “kỳ lân công nghệ” đặt mục tiêu đến năm 2020, cứ mỗi 2 người Việt Nam thì sẽ có 1 người dùng dịch vụ của Grab.

“Cho tới nay, Grab đã mang đến cơ hội nâng cao thu nhập cho hàng trăm ngàn đối tác tài xế trên toàn quốc, với tổng thu nhập tích lũy thông qua hợp tác trên nền tảng Grab đạt gần 1 tỷ USD. Mức thu nhập tính theo tháng của tài xế Grab đang cao hơn gấp đôi so với mức trung bình cả nước. Điều Grab luôn hướng đến là làm thế nào để khách hàng vừa đặt được dịch vụ với cước phí tiết kiệm nhất, an toàn nhất và nhanh nhất, vừa đảm bảo các đối tác hợp tác trên nền tảng có thu nhập thỏa đáng và ổn định”, CEO Jerry Lim cho biết.

Grab đang là một trong những nhà đầu tư công nghệ lớn nhất Việt Nam. Ông Jerry Lim tiết lộ, tính đến cuối năm 2019, tổng số vốn đầu tư của Grab vào Việt Nam sẽ là 200 triệu USD. “Với sứ mệnh ‘Công nghệ vì cộng đồng’, chúng tôi sẽ tiếp tục góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho không chỉ người dùng trong hệ sinh thái siêu ứng dụng Grab, mà còn cho hàng triệu người dân Việt Nam.”

Doãn Phong