- Vụ tranh chấp dân sự thửa đất 13m2 có địa chỉ 589 Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) kéo dài 40 năm (từ năm 1976) đã có hồi kết bằng việc thỏa thuận của các đương sự. 

Thế nhưng, ông Trần Sâm vẫn chưa được cấp GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

Vụ tranh chấp 13m2 đất kéo dài gần 40 năm đã có hồi kết. Báo VietNamNet đã phản ánh sự việc này trong bài viết vào ngày 01/3/2014 với nhan đề: “Một bản án vội vàng của TAND quận Tây Hồ?”.

Ngay sau thời điểm bài báo được đăng tải, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm. Bản án dân sự phúc thẩm số 74/2014/DSPT ngày 07 và 14/4/2014 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số 08 của TAND quận Tây Hồ buộc bị đơn phải thanh toán số tiền tương đương 13m2 cho nguyên đơn để tiếp tục được sở hữu, sử dụng nhà đất do không còn nơi ở nào khác.

{keywords}

Hình ảnh trước và sau khi sửa chữa công trình lấn chiếm trên đất hợp pháp của gia đình ông Trần Sâm do chủ hộ số nhà 591 xây dựng

Bản án có hiệu lực pháp lý, ông Sâm và hai em gái đã thi hành bản án và nộp số tiền 1,3 tỷ đồng (tương đương với giá trị diện tích đất 13m2 cho bên nguyên đơn theo kết quả định giá tài sản trong vụ án).

Tuy nhiên, ngày 21/4/2015, gia đình ông Sâm bất ngờ nhận được Kháng nghị giám đốc thẩm số 23/2015/KN-DS của VKSNDTC kháng nghị hủy bản án phúc thẩm nêu trên của TAND thành phố Hà Nội để giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm của TAND quận Tây Hồ; mặc dù bản án đã có hiệu lực và đã được thi hành. Một lần nữa, gia đình ông Sâm lại đối mặt với hoàn cảnh không có chỗ ở.

Vụ việc được TAND tối cao thụ lý và đã đưa ra quyết định giám đốc thẩm số: 192/2015/DS-GĐT với nội dung là hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND quận Tây Hồ và bản án phúc thẩm của TAND TP Hà Nội, giao lại hồ sơ cho TAND thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại. Ngày 28/4/2016, các đương sự liên quan đến vụ việc đã tự thỏa thuận với nhau. TAND thành phố Hà Nội đã có Quyết định công nhận sự thỏa thuận thành của những người có liên quan trong vụ kiện.

Theo quyết định này, ông Trần Sâm (người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị đơn) có tránh nhiệm thanh toán số tiền 2.1 tỷ cho gia đình bà Vũ Thị Nguyệt Thu (nguyên đơn) để được sở hữu toàn bộ diện tích nhà đất tại số 115 phố Yên Thái; thửa số 77 tờ bản đồ số 2 làng Yên Thái, phường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội. Theo bản đồ địa chính năm 1994 là thửa đất số 58, bản đồ 8E.IV.09, nay là số nhà 589 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Như vậy, vụ kiện kéo dài 40 năm đã có hồi kết. Ông Trần Sâm tiến hành thủ tục xin cấp GCNQSDĐ cho thửa đất này, tuy nhiên, lại phát sinh một tình tiết mới.

{keywords}
Lực lượng chức năng của UBND phường Bưởi tiến hành cưỡng chế công trình xây dựng của hộ ông Nguyễn Vũ Hậu (số nhà 591, Thụy Khuê) xây trái phép trên đất của gia đình ông Trần Sâm.

Ngày 14/3/2016, ông Nguyễn Vũ Hậu (số nhà 591, đường Thụy Khuê, liền kề với thửa đất vừa giải quyết xong tranh chấp của gia đình ông Trần Sâm) có đơn gửi TAND TP.Hà Nội trình bày về việc mẹ mình là cụ Vũ Thị Khuyến đã cho mượn 02m2 đất để chủ cũ số nhà 589 làm bếp.

Sự việc xảy ra gần 60 năm, những người liên quan đều đã mất. Và khi đó, sự việc như ông Hậu phản ánh thì lúc đó ông Hậu mới 1 tuổi (ông Hậu sinh năm 1956).

Tiếp tục, ngày 13/5/2016, ông Hậu có đơn đề nghị ngừng cấp sổ đỏ cho thửa đất tại số nhà 589 (ông Trần Sâm sở hữu) ra UBND phường Bười và UBND quận Tây Hồ cũng với lý do trên.

Tuy nhiên trước đó, ngày 14/11/1997, tại Biên bản xác định ranh giới, mốc giới của UBND phường Bưởi, ông Nguyễn Vũ Hậu đã ký xác nhận vào sơ đồ thửa đất nhà số 589 Thụy Khuê với tư cách là chủ sở hữu nhà đất số 591, liền kề với nhà đất số 589 để công nhận diện tích thực tế tại thời điểm đó của nhà đất số 589 Thụy Khuê, phường Bưởi.

“Nếu như có sự việc cho mượn 2m2 đất như trình bày thì ông Hậu đã có ý kiến ngay từ thời điểm đó (năm 1997) và không ký xác nhận vào sơ đồ bản vẽ phân định ranh giới nhà đất giữa các hộ liền kề” – ông Trần Sâm (chủ thửa đất số nhà 589 lập luận”.

Ngày 07/5/2016 ông Hậu đã lợi dụng lúc gia đình Sâm vắng nhà tự ý làm hàng rào sắt B40, lợp mái nhựa và mở cửa sổ lấn chiếm khoảng không phía trên công trình phụ của nhà ông Sâm. Sự việc này đã được ông Sâm mời cảnh sát khu vực và tổ trưởng dân phố tới nhà ông Hậu ở 591 Thụy Khuê lập biên bản.  Sau đó ông Sâm làm đơn trình báo gửi UBND phường Bưởi và đã kiên trì bốn lần gửi đơn kiến nghị lên UBND phường Bưởi, đề nghị phường tiến hành cưỡng chế công trình sai phạm trên đất nhà mình của chủ hộ số nhà 591 (bao gồm hàng rào sắt B40, mái nhựa và cửa sổ chiếm giữ khoảng không của gia đình ông Sâm).

Vì tranh chấp phát sinh này, việc xin cấp GCNQSDĐ của gia đình ông Sâm đã bị đình trệ.

Sau nhiều lần ông Sâm làm đơn kiến nghị thì UBND phường Bưởi đã thuyết phục được ông Hậu tự tháo dỡ phần hàng rào sắt B40 nhưng vẫn để nguyên dầm sắt và mái nhựa cùng mấy cửa sổ mở trông ra hướng nhà ông Sâm. Không chấp nhận thái độ ngoan cố và chây ì của ông Hậu nên ông Sâm lại tiếp tục làm đơn kiến nghị gửi UBND phường Bưởi yêu cầu có biện pháp cưỡng chế công trình trái phép lấn chiếm của chủ nhà 591 Thụy Khuê, và ngày 05/8/2016 UBND phường Bưởi đã tiến hành cưỡng chế công trình trên đất lấn chiếm của gia đình ông Nguyễn Vũ Hậu cho dù ông Hậu đã có thái độ chống đối khi không chịu mở cửa và không ký vào biên bản.

“Vì những phát sinh nhỏ nhặt này mà việc cấp sổ đỏ hợp pháp cho gia đình tôi bị ách lại, rất mệt mỏi cho gia đình chúng tôi. Nay, những tranh chấp này đã giải quyết xong, chúng tôi đề nghị các cấp thẩm quyền tiến hành cấp GCNQSDĐ để gia đình tôi yên tâm sinh sống” – ông Sâm nói.

Thái Bình