- Nhiều hộ nghèo ở huyện miền núi bức xúc vì nhận được bò giống nhiễm dịch lở mồm long móng, lây lan sang một số con bò của hộ dân lân cận.
Mới đây có 30 hộ nghèo ở 3 xã Gia Phố, Phú Phong, Hương Xuân thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) được hỗ trợ bò giống để phát triển chăn nuôi.
Bò dự án mắc bệnh tại Hương Khê |
Tuy nhiên, vừa nhận bò giống về chưa được một ngày thì các hộ dân này bức xúc, phát hiện bò nhiễm dịch lở mồm long móng, bỏ ăn.
Bà Phan Thị Lê, một hộ nghèo ở xã Phú Phong cho hay: "5 ngày qua, gia đình tôi rất bất bình vì nhận được bò giống bị dịch bệnh. Đưa về nhà thì ngày hôm sau đã bỏ ăn, miệng lở loét, chân bị trầy xước. Tôi cứ nghĩ bò mới nên lạ nước không chịu ăn, khi gọi bác sĩ thú y về họ nói có khả năng bò đã nhiễm dịch lở mồm, long móng”.
Tại xã Gia Phố, những con bò được xã cấp về cho các hộ nghèo cũng đổ bệnh.
Đặc biệt, số bò dịch được cấp cho dân đã làm lây lan bệnh sang một số con bò khác của hộ dân lân cận.
Hiện có 27/30 con bò hỗ trợ bị nhiễm bệnh. Và có 5 con bò của các hộ dân khác bị lây dịch bệnh từ những con bò cấp phát cho dân.
Làm rõ trách nhiệm
Số bò trên được mua từ Trạm giống chăn nuôi Bắc Nghệ An, do trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Khê đưa về và phối hợp với các xã bàn giao cho dân.
Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê Nguyễn Quang Vinh cho rằng, số bò trên đưa về do tiêm phòng chưa đủ thời gian miễn dịch.
“Nguyên nhân do trung tâm cung cấp vật nuôi ở Nghệ An tiêm phòng chưa đủ ngày đã cấp bò tới dân nên số bò đó bị nhiễm dịch. Trung tâm nói trên đã nhận sai, và sẽ chịu chi phí liên quan", ông Vinh nói.
Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Minh Long - Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi Hương Khê cho hay, nhận được phán ảnh, cán bộ kỹ thuật đã kiểm tra hồ sơ kỹ. Toàn bộ 30 con bò đã được tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng và đủ thời gian miễn dịch. Nhưng khi kiểm tra thực tế lại bị bệnh đồng loạt.
Trước sự việc này, ông Long bày tỏ: “Tôi rất bất ngờ về chuyện này. Có 2 cán bộ không có chuyên môn đã tự ý kết nối với xã để đưa bò về không đúng quy trình.
Theo quy định, trước khi đưa về phải xét nghiệm các bệnh âm tính, khi đưa về rồi phải thực hiện nuôi cách ly theo quy định. Đặc biệt, phải khai báo với cơ quan chuyên môn huyện để thực hiện kiểm tra theo đúng quy định”.
Trước câu hỏi, có hay không cán bộ của trung tâm cấu kết với các xã để mua bò rẻ tiền, nhiễm bệnh về cấp cho hộ nghèo, ông Long cho biết: “Bản thân tôi cũng đang mong muốn làm rõ chuyện này. Hiện đang tập trung vào công tác dập dịch, và phần truy trách nhiệm sẽ được triển khai sau”.
UBND huyện đã yêu cầu trung tâm báo cáo giải trình và làm rõ trách nhiệm của những cá nhân có liên quan.
Tại huyện Hương Khê, chương trình hỗ trợ bò dự án 30A từ nguồn vốn quốc gia đã kết thúc từ năm 2016. Tuy nhiên, đến năm nay tỉnh Hà Tĩnh có dự án bổ sung. Theo đó, tại huyện Hương Khê có 6 xã được hỗ trợ giống bò cái lai Zêbu là: Phúc Trạch, Hương Trạch, Phú Phong, Hương Xuân, Gia Phố, Hương Trà, với giá trị 10 triệu đồng/con/hộ. |
Thủ tướng: Đầu tư cho người nghèo là đầu tư cho phát triển
Chính phủ quan niệm rằng: “Đầu tư vào chính sách xã hội, cho đối tượng người nghèo là đầu tư cho phát triển”.
Cảnh cáo Chủ tịch xã vụ dùng tiền mua bò của hộ nghèo
Huyện Hương Sơn đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với Chủ tịch xã Sơn Bình vụ dùng tiền hỗ trợ mua bò của hộ nghèo để làm đường
Vợ quan xã lọt hộ nghèo: Sẽ xử lý cá nhân liên quan
Bí thư huyện Nga Sơn cho rằng, đã yêu cầu thanh tra phải làm rõ động cơ, mục đích của việc ghép tên vợ con quan xã vào hộ nghèo.
Dùng tiền hộ nghèo mua bò: Kiểm điểm Chủ tịch xã, trưởng thôn
Chủ tịch huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ khẳng định: “Dân đang đói thì lấy đâu ra chuyện tự hiến tiền”.
Vợ lọt hộ nghèo, Chủ tịch xã duyệt nhưng 'không để ý'
Là người phê duyệt danh sách hộ nghèo nhưng ông Vũ Ngọc Tiến, Chủ tịch xã Nga Thanh nói không biết việc vợ lọt vào hộ nghèo.
Thiện Lương