Lực lượng hải giám Trung Quốc gồm 3 tổng đội cấp quốc gia, 11 tổng đội cấp tỉnh ven biển, 88 đội cấp thành phố, địa phương, 200 đội cấp huyện ngang cấp đại đội. Tổng quân số khoảng 10.000 người. 

{keywords}
Một tàu hải giám Trung Quốc. Ảnh: THX

Từ khi thành lập (13/1/1999) đến nay, hải giám Trung Quốc không ngừng phát triển. Tàu hải giám và máy bay tuần tiễu được bổ sung liên tục và thể hiện rõ xu hướng quân sự hóa để đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chuyển sang trạng thái chiến đấu khi có xung đột hoặc chiến tranh.

Đa số nhân viên hải giám được huấn luyện và được trang bị súng tiểu liên. Đội tàu chủ yếu được hoán cải từ tàu hải quân, có lượng giãn nước lớn, tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự, được trang bị nhiều loại vũ khí, kể cả pháo 40-76mm.

Hiện hải giám Trung Quốc có khoảng 500 tàu, trong đó có 19 tàu trên 1.000 tấn. Trong đó, tàu hải giám 111 nguyên là tàu Hải Băng 723 thuộc lớp tàu phá băng thế hệ thứ nhất của Trung Quốc, lượng giãn nước 4.420 tấn. Tàu hải giám 112 nguyên là một tàu quét/rải mìn...

Máy bay giám sát đường không trên biển có 11 chiếc. Trong đó, Y-12 (Yun-12) là loại máy bay vận tải đa năng hai động cơ hạng nhẹ, có hai số hiệu B-3807 và B-3808. Y-12 được trang bị ra-đa, máy quét hồng ngoại, máy phát sóng vi-ba, thiết bị thu thập dữ liệu, chụp ảnh đường không.

Các thiết bị hiện đại trên máy bay được gắn kết với hệ thống xử lý thông tin dưới mặt đất. Hệ thống xử lý thông tin có khả năng thu thập, nhập, số hóa và xử lý số liệu hình ảnh, tư liệu ảnh chụp và những tư liệu của vệ tinh...

Trung Quốc đã trang bị cho hải giám hệ thống giám sát các mục tiêu đường không trên biển cự ly xa công nghệ cao, mạng lưới truyền thông tin tần suất siêu âm diện rộng mặt đất, trung tâm dữ liệu số 2 cực, có khả năng thu thập thông tin, giám sát thực địa đa chiều.

Trung Quốc cũng đang từng bước phát triển vệ tinh hải dương, hình thành mạng giám sát không gian trên biển. Từ cuối 2011, hệ thống vệ tinh Trung Quốc bắt đầu cung cấp dữ liệu về thời gian, vị trí… với độ định vị cao từ phía nam Australia tới phía bắc nước Nga.

Hệ thống vệ tinh này không những cho người sử dụng biết họ đang ở đâu, mà còn cho phép họ truyền thông tin tới người khác; giúp cho mạng lưới giám sát động thái lập thể đa chiều trên biển của Trung Quốc ngày càng hoàn thiện, tính năng mở rộng và phát triển.

Hiện phần lớn tàu hải giám mới, hiện đại nhất của Trung Quốc được bố trí đến Biển Đông. Đây là lực lượng hung hăng nhất, không chỉ có khả năng giám sát mà còn có khả năng tấn công, tiếp cận những khu vực tàu hải quân Trung Quốc không được phép đến.

Từ năm 2013, Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) được thống nhất dựa trên sự sáp nhập các lực lượng hải giám (CMS), hải cảnh (cảnh sát biển của Cục Quản lý biên phòng - BCD), ngư chính (Cơ quan Đảm bảo thực thi pháp luật ngư nghiệp - FLEC), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC).

Nguyên Phong

Mỹ có thể trừng phạt các công ty Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông

Mỹ có thể trừng phạt các công ty Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông

Một số công ty nhà nước của Trung Quốc có thể “hứng đòn” trừng phạt của Mỹ vì đóng vai trò trong việc mở rộng sự hiện diện phi pháp của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Trung Quốc điều chiến cơ đến Biển Đông

Trung Quốc điều chiến cơ đến Biển Đông

Khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan tới Biển Đông, xuất hiện bằng chứng Trung Quốc vừa triển khai các chiến cơ tới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép.