Nếu động thái này của Hàn Quốc được thực thi thì đây là hành động đầu tiên của một nền kinh tế lớn nhằm kiềm chế sự thống lĩnh thị trường của các gã khổng lồ công nghệ. Và điều này cũng có thể làm tổn hại đến các dòng doanh thu béo bở của Google và Apple.

{keywords}
Hàn Quốc sẽ cấm Google và Apple tính phí hoa hồng trên các cửa hàng ứng dụng

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hàn Quốc dự kiến sẽ thông qua việc sửa đổi Đạo luật Kinh doanh Viễn thông, được gọi là “Luật chống Google” vào ngày 24/8, cấm các nhà khai thác cửa hàng ứng dụng có vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt một số công cụ thanh toán nhất định với nhà phát triển.

Nếu dự luật được Ủy ban chấp thuận, nó sẽ được đưa ra bỏ phiếu thông qua vào ngày 25/8. Các nhà lập pháp ở Hàn Quốc bắt đầu đặt vấn đề về cơ cấu hoa hồng của những gã khổng lồ công nghệ kể từ giữa năm ngoái.

Apple và Google đều phải đối mặt với sự chỉ trích trên toàn cầu vì họ yêu cầu các nhà phát triển phần mềm sử dụng cửa hàng ứng dụng của họ sử dụng hệ thống thanh toán trong ứng dụng độc quyền có tính phí hoa hồng lên đến 30% khi mua hàng trong ứng dụng.

Năm ngoái, Liên minh châu Âu cũng đã đề xuất Đạo luật thị trường kỹ thuật số, nhằm vào phí hoa hồng đối với các cửa hàng ứng dụng. Theo báo cáo của Reuters vào tháng 6 vừa qua thì một số nhà lập pháp châu Âu ủng hộ việc thắt chặt chúng để đặc biệt nhắm vào các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ.

Đầu tháng này tại Mỹ, bộ ba thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã giới thiệu một dự luật nhằm kiềm chế các cửa hàng ứng dụng của các công ty mà họ cho rằng kiểm soát thị trường quá nhiều, bao gồm cả Apple và Google.

Tại Hàn Quốc, cửa hàng ứng dụng Google Play đã đạt doanh thu gần 6 nghìn tỷ won (5,29 tỷ USD) vào năm 2019, theo một báo cáo của chính phủ được công bố vào năm ngoái.

Đầu năm nay, Google cho biết họ sẽ giảm phí dịch vụ mà họ thu từ các nhà phát triển trên cửa hàng ứng dụng của mình từ 30% xuống 15% trên 1 triệu USD đầu tiên mà họ kiếm được trong một năm. Apple cũng đã có những động thái tương tự.

Tương tự đối với Apple, hoa hồng từ việc mua hàng trong cửa hàng ứng dụng App Store là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ trị giá 53,8 tỷ USD của công ty và là khoản chi lớn đối với một số nhà phát triển ứng dụng.

Vào tháng 5, một vụ kiện chống độc quyền của nhà sản xuất trò chơi nổi tiếng “Fortnite” chống lại Apple đã tiết lộ rằng nhà sản xuất trò chơi này đã trả 100 triệu USD tiền hoa hồng cho Apple trong vòng hai năm.

Phan Văn Hòa (theo Reuters)

Apple ra sức vận động ngăn chặn luật 'cho không' App Store

Apple ra sức vận động ngăn chặn luật 'cho không' App Store

Dự luật sửa đổi của bang Arizona cho phép các nhà phát triển ứng dụng sử dụng nền tảng thanh toán của bên thứ ba, tránh phải cắt chi phí từ 15 đến 30% cho Apple hay Google. Apple ra sức vận động hành lang để phản đối.