- 100 cán bộ giám đốc, phó giám đốc và các vị trí quy hoạch lãnh đạo của các sở Y tế, bệnh viện đi học tập trung trong 1 tháng.

Lần đầu tiên Bộ Y tế tổ chức khoá đào tạo chính quy cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế với 100 học viên, chia thành 3 lớp theo khối bệnh viện, y tế dự phòng và các sở y tế.

GS Bùi Thị Thu Hà, Hiệu trưởng trường ĐH Y tế công cộng cho biết, sau 1 tháng học tập trung, kết quả cho thấy, điểm số kiến thức chung của học viên đạt 7,9 điểm, cá nhân có điểm cao nhất 8,8.

100 học viên tham gia khoá đào tạo gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý đương nhiệm, các cán bộ được quy hoạch chức danh Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện, Viện trưởng, Phó viện trưởng, Giám đốc các đơn vị y tế dự phòng. Trong đó 26% là giám đốc, 29% phó giám đốc và tới 44% học viên có trình độ từ tiến sĩ hoặc CKII.

{keywords}
Một buổi học của các cán bộ, lãnh đạo ngành y tế


Giảng viên của khoá học trực tiếp là Bộ trưởng Y tế, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ trưởng Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Quản lý trang thiết bị và công trình y tế, Giám đốc TT đấu thầu thuốc, chuyên gia của WB, Bộ Kế hoạch đầu tư... 15% còn lại là giảng viên của trường ĐH Y tế công cộng.

Dạy kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông

GS Hà cho biết, khoá học đầu tiên khai giảng vào ngày 15/3 vừa qua với phương pháp đào tạo dựa trên năng lực, chia thành 4 giai đoạn, kết hợp cả lý thuyết và thực hành.

Giai đoạn 1, học tập trung trên lớp kéo dài 3 tuần cung cấp kiến thức và kỹ năng tổng hợp, đồng thời thông qua thảo luận tình huống để cập nhật và nâng cao các năng lực cần thiết cho lãnh đạo quản lý.

Giai đoạn 2 đi tìm hiểu thực tế 1 tuần tại địa phương, đối chiếu và so sánh kiến thức đã học với thực tiễn tại các cơ sở y tế.

Giai đoạn 3 gồm 8 tuần, ứng dụng thực hành trong lãnh đạo, quản lý tại cơ quan công tác. Giai đoạn 4 dài 1 tuần để học viên cập nhật và báo cáo chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng.

Trong suốt quá trình học tập trung, học viên được trang bị kiến thức ở 4 nhóm năng lực, 14 tiêu chuẩn: Lãnh đạo, quản lý, trong đó có kỹ năng mềm xử lý khủng hoảng truyền thông; Xây dựng thực hiện chính sách; Quản lý các nguồn lực và Quản lý hoạt động chuyên môn.

Tại hội nghị tổng kết khoá học hôm qua, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận, sở dĩ Bộ tổ chức lớp học do quá trình tự chủ, phân cấp trong quản lý điều hành các cơ sở Y tế ngày càng được mở rộng nhưng một bộ phận cán bộ đứng đầu đơn vị chưa được đào tạo về lãnh đạo quản lý. Trong khi đó, thực tế đòi hỏi cần có các nhà quản lý giỏi, có trình độ kỹ năng quản lý chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân về nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

“Quản lý y tế, quản lý bệnh viện không chỉ đơn thuần là chuyên môn, mà đòi hỏi quản lý toàn diện. Sự thiếu hụt chưa được đồng bộ đầy đủ về kỹ năng quản lý, về khoa học quản lý lãnh đạo cũng ảnh hưởng chung đến ngành y tế”, Bộ trưởng Kim Tiến nói.

Bà đánh giá, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng yếu nhất của người Việt hiện nay, vì từ bé không được học.

“Những nhà làm quản lý giỏi nhất là không bao giờ rời cây bút, quyển sổ, còn bây giờ chúng ta rất ngại viết, ngại đọc. Học ở nước ngoài còn vất vả hơn nhiều, học cả 1 tuần, phải viết 1 bài báo cáo, chuẩn bị cả bài nói chuyện”, Bộ trưởng chia sẻ.

Bà cũng cho biết bản thân luôn ủng hộ lãnh đạo các đơn vị ra nước ngoài học tập, nếu thiếu kinh phí có thể huy động nguồn xã hội hoá.

Bộ Y tế đề xuất thí điểm thuê tổng giám đốc

Bộ Y tế đề xuất thí điểm thuê tổng giám đốc

Bộ Y tế đề xuất với các đơn vị tự chủ tài chính được thành lập hội đồng quản lý, thí điểm thuê tổng giám đốc.

Học Tây, mỗi bệnh viện nên có 2 giám đốc

Học Tây, mỗi bệnh viện nên có 2 giám đốc

Ta đã qua thời kỳ quan liêu bao cấp, nhưng tổ chức bệnh viện vẫn chưa thay đổi tương ứng.

Giám đốc bệnh viện cần gì giáo sư?

Giám đốc bệnh viện cần gì giáo sư?

Vấn đề số 1 của y tế Việt Nam không phải là cơ sở vật chất hay trình độ chuyên môn, thái độ của nhân viên y tế mà chính là cách tổ chức.

Giám đốc bệnh viện không học vị: 'Lão ấy thì biết gì?'

Giám đốc bệnh viện không học vị: 'Lão ấy thì biết gì?'

Tâm lý lạ của người Việt là không phục sếp không giỏi chuyên môn hơn mình. Câu cửa miệng của họ: "Cái lão ấy thì biết gì?".

Thạc sĩ Kinh tế du học về làm giám đốc, bệnh viện be bét

Thạc sĩ Kinh tế du học về làm giám đốc, bệnh viện be bét

Hai cậu con trai học thạc sĩ Kinh tế từ nước ngoài về tiếp quản 2 bệnh viện tư do bố từng làm bác sĩ điều hành, sau một thời gian, các bác sĩ chủ chốt dần bỏ đi hết.

Thúy Hạnh