Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến trẻ em đã đều thể hiện rõ quan điểm nhất quán về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là vấn đề có tính chiến lược của quốc gia, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

{keywords}
Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua sáng 20/11, đã bổ sung nhiều quy định để hiện thực hóa quyền trẻ em

Trong 30 năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về bảo vệ trẻ em.

Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua sáng 20/11, đã bổ sung nhiều quy định để hiện thực hóa quyền trẻ em, đặc biệt đối với nhóm lao động chưa thành niên, ở cả khu vực không có quan hệ lao động…

Ví dụ như việc đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn về cưỡng bức lao động và lao động chưa thành niên, giúp người sử dụng lao động hiểu rõ hơn những gì được pháp luật cho phép và không cho phép, cũng như và giúp tăng cường năng lực của thanh tra lao động trong việc tư vấn và thực thi pháp luật trong những lĩnh vực này.

Ngày 20/9/2019, Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao thông qua Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

Nghị quyết đã tạo nên cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn để bảo vệ một cách công bằng cả trẻ em gái và trẻ em trai dưới 18 tuổi khỏi xâm hại tình dục, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và quy định nhiều biện pháp để quá trình xét xử thân thiện hơn, nhạy cảm hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đặc biệt của người chưa thành niên, theo tinh thần của CRC và các điển hình tốt trên thế giới.

{keywords}
Trong 30 năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về bảo vệ trẻ em.

Phát sinh nhiều việc phải làm để đảm bảo quyền trẻ em

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều vấn đề mới phát sinh hiện nay phát sinh nhiều việc phải làm để đảm bảo quyền trẻ em, như; bảo vệ trẻ em trên mạng; biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí; giáo dục có chất lượng và kỹ năng cho thế kỷ 21; trẻ thừa cân và béo phì.

Việt Nam là một trong những nước có số lượng người sử dụng internet cao nhất ở châu Á. Mạng xã hội cũng rất phổ biến với khoảng 64 triệu người sử dụng. Trong số này, một con số lớn là trẻ em và người chưa thành niên. Các nghiên cứu khảo sát gần đây cho thấy, trẻ em Việt Nam đã bị bắt nạt, quấy rối trên mạng, tự đặt mình vào nguy hiểm khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng bao gồm cả việc chia sẻ những hình ảnh và video gợi cảm, thiết lập các mối quan hệ trên mạng mà không nhận thức được các rủi ro tiềm ẩn.

Ô nhiễm không khí là kẻ giết người thầm lặng. Trong những năm gần đây, trẻ em ở Việt Nam ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với không khí độc hại và ô nhiễm môi trường.

Biến đổi khí hậu đã làm tăng nhiệt độ trung bình hằng năm, dẫn đến mực nước biển tăng và thiên tai xảy ra nhiều hơn, nghiêm trọng hơn như hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt và mưa bão. Điều này đe dọa cuộc sống của hàng triệu trẻ em và phụ nữ, làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực, thiếu nước sạch, môi trường yếu kém, và các dịch vụ y tế, giáo dục và bảo vệ trẻ em bị hạn chế hoặc gián đoạn.

Trong khi Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện quyền được giáo dục cơ bản cho mọi người nhưng cũng phải đối mặt với những trở ngại trong chất lượng giáo dục, giáo dục hòa nhập và bền vững cho trẻ em và người chưa thành niên có hoàn cảnh khó khăn. Hơn 8% trẻ em từ 11-14 tuổi và gần 30% trẻ em dân tộc thiểu số là trẻ em ngoài trường học. Các em thiếu những kỹ năng cần có để có thể tìm kiếm việc làm và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

{keywords}
Để bảo vệ lao động chưa thành niên, sẽ chế tài mạnh đối với những đối tượng vi phạm, đặc biệt là những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

Đẩy mạnh khung pháp lý để tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế

Bảo vệ trẻ em vẫn còn là vấn đề cần hành động mạnh mẽ hơn. Việt Nam cần đẩy mạnh khung pháp lý để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Cụ thể, Việt Nam vẫn còn thiếu một đạo luật toàn diện để vận hành một hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên. Những biện pháp bảo vệ pháp lý cho trẻ em được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật và chưa có một khung pháp lý vững chắc để xử lý các trường hợp xâm hại trẻ em. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều điều khoản tiến bộ nhằm tăng cường phục hồi cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, Bộ luật này vẫn cần sửa đổi để phù hợp với những cam kết của Việt Nam theo CRC về bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại tình dục.

Luật Trẻ em 2016 là khung pháp lý chính bảo vệ quyền trẻ em. Tuy nhiên, luật quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi, điều này chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đề ra trong CRC; tạo ra khoảng trống vì trẻ em trong độ tuổi 16 - 17 không được thực hiện các quyền, được hỗ trợ và được bảo vệ như trong quy định của CRC.

Thu Thủy