Vào năm 2013, Elon Musk - CEO của Tesla và SpaceX, đã khiến thế giới phải kinh ngạc với một hệ thống tàu siêu tốc chạy bên trong đường ống áp suất thấp, được gọi là Hyperloop. Trong một bài nghiên cứu, Musk đã tự mình vạch ra những tiềm năng cũng như thách thức dành cho quá trình thương mại hóa công nghệ mới này.
Đến nay, hai start-up Hyperloop One của Shervin Pishevar và Hyperloop Transportation Technologies của Dirk Ahlborn có lẽ là những cái tên thành công nhất trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng Hyperloop. Tuy nhiên, để công nghệ này có thể ứng dụng và hoạt động ổn định trong thực tế không phải là chuyện một sớm một chiều và phải cần thêm rất nhiều thời gian nữa.
Vào tháng 7/2017 vừa qua, Musk đã bất ngờ tiết lộ ông đang tiến hành nghiên cứu một hệ thống Hyperloop cho riêng mình và đã được chính phủ thông qua cho phép xây dựng những trạm dừng chân tại Washington, DC và New York. Mới đây vào ngày thứ ba (20/2), tờ The Washington Post cho biết Boring Company - start-up của Musk đã nhận được giấy phép xây dựng từ DC để tiến hành các thử nghiệm khai quật tại một bãi đỗ xe.
Tuy nhiên, xét một cách khách quan thì Elon Musk không phải là người đầu tiên nghĩ đến hệ thống giao thông tốc độ cao này. Trong thực tế, ý tưởng về Hyperloop đã bắt đầu hình thành vào cuối thế kỷ 17 và dẫn đến sự ra đời của các hệ thống giao thông ngầm siêu tốc hoạt động dựa vào khí lực học (không khí bị nén) trong những thập kỷ tiếp theo.
Hãy cùng điểm lại những dấu mốc lịch sử quan trọng dẫn đến ý tưởng về Hyperloop ngày nay của Elon Musk.
Cũng trong khoảng thời gian này, tiểu thuyết gia người Pháp Jules Verne đã xuất bản cuốn sách “Paris của thế kỷ 20”. Trong đó, ông mường tượng ra một đường ống tàu hỏa độc đáo dưới lòng biển có thể chạy xuyên qua Đại Tây Dương.
NASE cũng đã bắt đầu sử dụng ống khí lực học như một phương thức liên lạc nội bộ vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20. Đến năm 2011, một của hàng McDonald’s tại Edina, Minnesota (Mỹ) cũng phục vụ Big Macs và khoai tây chiên cho khách hàng nhờ hệ thống ống này.
Theo GenK