Việc Mỹ bị mất chiếc RQ-170 vào tay Iran không chỉ là một bất ngờ mà còn là một tổn thất công nghệ lớn.
Bất ngờ lớn
Máy bay tàng hình thường có 2 dạng: Các thiết kế cánh bay (gồm máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit, máy bay thay thế sắp tới B-21 Raider), nhằm mục đích tránh bị theo dõi và thậm chí bị phát hiện ở tất cả các bước sóng; và thiết kế máy bay chiến đấu tiêu chuẩn với khung máy bay giảm tiết diện radar như F-117, F-22 và F-35. Mặc dù rất khó để khóa vũ khí, nhưng dạng thứ hai có thể được phát hiện tương đối dễ dàng, đặc biệt là bằng radar L-band.
Chiếc Lockheed Martin RQ-170 của Hải quân Mỹ. Nguồn: Ainonline.com |
Trong khi máy bay tàng hình đã bị vô hiệu hóa trong một số trường hợp, đáng chú ý nhất là 2 chiếc F-117 tại Nam Tư năm 1999, máy bay tàng hình cánh bay chỉ bị hạ gục một lần ở cự ly ngoài tầm nhìn. Ngày 5/12/2011, Iran đã không chỉ phát hiện được mà còn hạ được máy bay tàng hình có thiết kế cánh bay mới nhất của Mỹ là Lockheed Martin RQ-170.
RQ-170 gần giống với máy bay ném bom B-2 Spirit, nhưng tinh vi hơn và nhỏ hơn đáng kể, có tiết diện radar thấp hơn nhiều.
Khi đi vào hoạt động năm 2007, RQ-170 là máy bay có tính năng tàng hình đáng gờm nhất trên thế giới, có thể bay sâu vào vùng trời đối phương mà không bị trinh sát phát hiện. Đầu những năm 2010, trước khi ký Thỏa thuận hạt nhân Iran JCPOA, việc Tehran bị nghi ngờ phát triển vũ khí hạt nhân là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách ở phương Tây.
Do đó, từ năm 2007, việc trinh sát các cơ sở hạt nhân của Iran, vốn được bảo vệ dày đặc bởi nhiều hệ thống radar khác nhau và máy bay chiến đấu F-14 Tomcat, được giao cho RQ-170. Một số RQ-170 được cho là tiếp cận các nhà máy hạt nhân Iran từ Afghanistan. Máy bay này có độ bền tương đối cao và được trang bị bộ cảm biến quang điện và radar mảng quét điện tử tích cực AESA.
Ngày 5/12/2011, Iran đã "bắt" được một chiếc RQ-170, điều khiển chiếc máy bay này hạ cánh xuống một căn cứ không quân của Iran. Mỹ đã cách yêu cầu Iran trả lại nó. Tuy nhiên, các quan chức Iran nói rằng, máy bay Mỹ xâm phạm không phận và từ chối yêu cầu của Washington. Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi khi đó tuyên bố rằng: “Thay vì xin lỗi Iran, họ đang yêu cầu trả lại máy bay không người lái một cách trơ trẽn”.
Tổn thất công nghệ lớn
Các nhà phân tích phương Tây ban đầu rất tự tin rằng, nền quốc phòng của Iran không đủ tinh vi để thu lợi nhiều từ RQ-170, mặc dù ngày 10/12 đã có thông báo Iran dự định thiết kế loại máy bay này. Việc để mất RQ-170 có thể là tổn thất lớn nhất của Mỹ đối với các công nghệ quốc phòng nhạy vào cảm tay cho một quốc gia đối thủ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Từ năm 2014, Iran không chỉ tiết lộ máy bay không người lái dựa trên thiết kế của mình, vẫn tiếp tục trình làng các thế hệ máy bay không người lái tàng hình cánh bay tinh vi và thể hiện khả năng của chúng trong các điều kiện chiến đấu ở nước ngoài.
Ví dụ đáng chú ý nhất là vào tháng 2/2018, khi một máy bay không người lái giám sát của Iran có nguồn gốc từ RQ-170, có thể là Saegheh, được giao nhiệm vụ bên trong không phận Israel. Liên quan đến vụ việc, cựu Giám đốc Mossad Danny Yatom tuyên bố, đó là một hoạt động tinh vi. UAV gần như là một bản sao chính xác của máy bay không người lái của Mỹ đã rơi bên trong lãnh thổ của họ.
Nếu nó phát nổ ở đâu đó ở tại Israel, có lẽ không thể xác định nó là một máy bay không người lái do Iran sản xuất. Máy bay không người lái này được cho là đã sử dụng khả năng tàng hình, né tránh nhiều nỗ lực của Israel để “qua mặt” các khẩu đội tên lửa Patriot của Mỹ.
Iran kể từ đó đã trình làng máy bay không người lái cánh bay Shahed 181 và Shahed 191, có khả năng sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, cung cấp một phương tiện hiệu quả để bù đắp cho điểm yếu nổi cộm của máy bay chiến đấu có người lái của nước này.
Hơn nữa, các công nghệ thu được từ RQ-170, hoặc thậm chí khả năng truy cập trực tiếp vào máy bay không người lái, có thể cũng đã được trao cho Trung Quốc, Triều Tiên... Nga cũng đã tiết lộ máy bay không người lái tàng hình Okhotnik với thiết kế cánh bay lần đầu tiên bay vào năm 2019 và rất có thể đã được hưởng lợi từ việc chia sẻ công nghệ từ Iran, trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu hợp tác hơn trong các chương trình máy bay không người lái giữa 2 nước.
Việc tiếp cận một loại máy bay tàng hình hiện đại cũng có giá trị tiềm năng đối với những nỗ lực phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả qua việc Nga và Iran đã hợp tác thiết lập mạng lưới radar có khả năng phát hiện máy bay như vậy vào cuối thập kỷ.
Về phần mình, Mỹ bắt đầu ít phụ thuộc vào RQ-170 hơn và đưa người kế nhiệm của nó là RQ-180, vào biên chế. Người ta biết rất ít về chiếc máy bay mới, được tài trợ bí mật thông qua ngân sách tuyệt mật của Không quân, nó được suy đoán là cũng có khả năng tác chiến điện tử.
Dù vậy, việc mất RQ-170 đã giúp các đối thủ thu hẹp khoảng cách với Mỹ cả về công nghệ tàng hình và máy bay không người lái. Điều này có nghĩa là ưu thế tuyệt đối của RQ-180 trong số các máy bay không người lái có cánh bay ngày nay là điều đáng nghi ngờ.
Xem thêm tin quân sự trên VietNamNet
Theo VOV
Bộ đôi máy bay không người lái “sấm sét” của Nga
Máy bay không người lái Grom có thể “tấn công chính xác” cơ sở hạ tầng hoặc các mục tiêu giá trị của đối phương, trong khi bầy đàn Molniya có khả năng tấn công ồ ạt.