Theo đó, Tiểu ban Dịch vụ phát sóng Olympic (OBS) thuộc Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã phối hợp với Alibaba Cloud ra mắt nền tảng OBS Cloud 3.0, giúp các đơn vị truyền thông dễ dàng nhận hình ảnh và video của Thế vận hội.

olympics to beat the heat athletes bring cool tech to paris 2024.jpg
Lần đầu tiên trong lịch sử Olympic, phát sóng vệ tinh bị thay thế bởi nền tảng đám mây. Ảnh: SaltWire

Olympic Paris 2024 cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử sự kiện thể thao này, một nền tảng đám mây trở thành phương tiện phân phối nội dung chủ yếu, thay cho công nghệ phát sóng qua vệ tinh - áp dụng từ năm 1964 tại Olympics Tokyo.

Động thái cũng nằm trong xu hướng chạy đua ứng dụng AI nói chung trên toàn cầu, được kích hoạt bởi ChatGPT từ cuối năm 2022 đến nay.

Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc cho biết, nền tảng ngôn ngữ lớn (LLM) do hãng tự phát triển, có tên Tongyi Qianwen sẽ được sử dụng để hỗ trợ các bình luận viên trong suốt sự kiện lần này.

SenseTime, startup AI từ đại lục, đang cung cấp dịch vụ phân tích dữ liệu thể thao và đưa ra đề xuất đấu pháp cho đội tuyển bóng rổ quốc gia Trung Quốc tham dự Olympic.

Trong khi đó, những gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Intel và Google cũng mang tới sự kiện tại Paris các công nghệ có liên quan đến AI. Chẳng hạn, Intel hợp tác với IOC phát triển AthleteGPT - chatbot hỗ trợ trả lời thắc mắc của các vận động viên ở làng Olympic, hay như Google cùng đơn vị phát sóng chương trình NBCUniversal sử dụng AI để tạo ra bản đồ 3D các địa điểm và tổng hợp thông tin về các môn thi đấu cụ thể.

Alibaba cho hay, với việc đưa nền tảng đám mây đảm nhận phát sóng sự kiện, lần đầu tiên trong lịch sử, người hâm mộ có thể xem các trận đấu với độ phân giải siêu cao (UHD).

(Theo SCMP)