Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay dưới 3% để đảm bảo an toàn hoạt động. Thế nhưng, vẫn có ngân hàng sai chuẩn.

Nợ xấu khó đòi tăng nhanh: Có lãi ngàn tỷ đừng vội mừng

Lời cảnh báo: Lợi nhuận lên đỉnh, nợ xấu đột ngột tăng cao

{keywords}
Số liệu báo cáo tài chính quý III/2018 của các ngân hàng cho thấy BIDV, Vietinbank và VPBank đang là "bộ 3 ông bố" có nợ xấu cao nhất hệ thống. Đây cũng là những nhà băng tập trung rất nhiều vào mảng bán lẻ và khách hàng cá nhân, đặc biệt với VPBank là mảng tài chính tiêu dùng.

 

{keywords}
Trong khi đó, nhóm ngân hàng cỡ nhỏ như BacABank, Lienvietpostbank, TPBank hay NCB... với mức dư nợ nhỏ hơn nhiều lần các ngân hàng lớn, giá trị nợ xấu tại đây cũng nhỏ hơn rất nhiều.

 

{keywords}
Là "bộ 3" nhiều nợ xấu nội bảng nhất tính đến quý III, cả BIDV, Vietinbank và VPbank cũng là những ngân hàng có nợ xấu tăng nhiều nhất từ đầu năm đều trên 3.000 tỷ đồng.

 

{keywords}
Là một trong những ngân hàng có giá trị nợ xấu nội bảng cao nhất hồi cuối năm 2017. Tuy nhiên, nhờ cơ cấu và xử lý nợ tích cực đã giúp Sacombank trở thành ngân hàng giảm được nhiều nợ xấu nội bảng nhất từ đầu năm đến nay.

 

{keywords}
Những ngân hàng có dư nợ cho vay cao cũng chính là những cái tên có giá trị nợ xấu lớn nhất.

 

 

{keywords}
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay dưới 3% để đảm bảo an toàn hoạt động. Tuy nhiên, cả VPBank và Sacombank hiện đều có tỷ lệ này vượt chuẩn. Trong khi đó, một số ngân hàng có giá trị nợ xấu lớn nhưng nhờ dư nợ cho vay cao nên tỷ lệ này vẫn ở mức dưới chuẩn.

 

{keywords}
Vì tình hình tài chính mà nhiều nhà băng đang phải bán "con" (nợ xấu - PV) cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Trong đó, Sacombank đang đứng đầu danh sách bán nợ cho tổ chức này.

 

{keywords}
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh việc mua lại nợ xấu từ VAMC. Tính đến cuối tháng 6 năm nay, Vietinbank và VIB đã mua lại toàn bộ nợ xấu từ tổ chức này và gia nhập nhóm sạch nợ tại VAMC sau Vietcombank, Techcombank, MBBank và ACB. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của "làn sóng" mua lại nợ này đến từ việc Nghị quyết 42 được áp dụng với hàng loạt quy định và giải pháp xử lý nợ xấu mới.

(Theo Zing)

Công ty xử lý nợ xấu: Đi buôn nhà đất, làm vệ sỹ

Công ty xử lý nợ xấu: Đi buôn nhà đất, làm vệ sỹ

Cách đây 16 năm, các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại (gọi tắt là AMC) ra đời để góp phần giải quyết nợ xấu. Hiện có AMC thành công, thịnh vượng, có nơi lại như con rơi, giải thể.

Xử lý nợ xấu theo NQ 42: Lộ diện nợ 'khủng' của các đại gia

Xử lý nợ xấu theo NQ 42: Lộ diện nợ 'khủng' của các đại gia

Việc mua bán nợ theo giá thị trường giữa công ty Khai thác và Quản lý tài sản (VAMC) và ngân hàng đang diễn ra dồn dập.